Thứ sáu 08/11/2024 16:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

09:01 | 01/01/2024

(Xây dựng) - Hội hoa xuân Vũng Tàu Tết Giáp Thìn 2024 với chủ đề chính là “Đất nước bay lên”, kết hợp đan xen hài hòa của hai hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân và đại dương, hứa hẹn sẽ đem lại ấn tượng đẹp cho người dân và du khách.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 31/12, tin từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng 2 thành phố Vũng Tàu - chủ đầu tư dự án Hội hoa xuân (HHX) Giáp Thìn 2024 thành phố Vũng Tàu cho biết, các đơn vị thi công đã bắt đầu tiến hành thi công các hạng mục đầu tiên của HHX tại khu vực hoa viên Quang Trung - Hạ Long - Lê Lợi.

Theo đó, Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024 thành phố Vũng Tàu là một tổ hợp trang trí cảnh quan hướng tới sự hiện đại, đổi mới, phát triển dựa trên những giá trị văn hóa, truyền thống cốt lõi của nhân dân thành phố biển Vũng Tàu, kết hợp với yếu tố Tết cổ truyền.

Chủ đề chính của HHX năm nay là “Đất nước bay lên”, kết hợp đan xen hài hòa của hai hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân và đại dương.

Trong đó, đại cảnh chính của HHX năm nay là “lưỡng long chầu nguyệt” với hình ảnh linh vật rồng được thực hiện tại trung tâm Hoa viên Quang Trung - Hạ Long - Lê Lợi với ý nghĩa linh thiêng, thu hút tài lộc, may mắn cho toàn thành phố Vũng Tàu. Đồng thời thể hiện khát vọng vươn xa và phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của thành phố biển trong tương lai.

Về chất liệu, linh vật sẽ được sử dụng vải sequin để tạo dựng, cách biệt bằng tấm chống thấm, tạo ra một vẻ ngoài nổi bật, thu hút người quan sát từ xa, mang đến cho hoa viên một diện mạo hấp dẫn đầy mới mẻ, tạo sự phát sáng về buổi tối và rực rỡ, lấp lánh vào ban ngày.

Cổng vào được trang trí hình rồng - linh vật của năm Giáp Thìn bằng mây tre, với các giá hoa hình cá chép với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” - biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng, biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt và thành công.

Bên cạnh đại cảnh “lưỡng long chầu nguyệt” là đại cảnh “dưới biển sâu”, khu vực này được thiết kế theo hình tượng con sứa cùng những sinh vật biển tựa như một thế giới dưới đại dương.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Bên trong khu vực đại dương được trang trí bằng những yếu tố rất “biển" như mực, sóng xanh, san hô, bọt biển và cá. Những đàn cá bơi lội lơ lửng trên không trung sẽ được thiết kế gắn khung, tạo ra quỹ đạo chuyển động cho đàn cá, đem tới cảm giác huyền ảo đầy thích thú.

Khu vực mũi tam giác giao giữa đường Lê Lợi - Quang Trung được chọn để trang trí các mô hình cá voi. Theo quan niệm của người Việt, cá voi được xem là loài động vật linh thiêng và đem lại may mắn, bình an và phát đạt cho mọi người.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Mô hình Cá Nghinh Ông được sử dụng chất liệu mica màu, gắn phủ toàn thân cùng với đèn led chạy dọc đường viền thân cá, tạo ra khung cảnh nổi bật, bắt mắt, mang tới ánh sáng bừng lên cho khung cảnh thành phố về đêm.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Thiết kế sử dụng chất liệu tái chế để tạo hình cá voi, là lời nhắc nhở người xem đến môi trường biển và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Đại cảnh “Con rồng Cháu tiên” là hình tượng Rồng và Phụng những tứ linh trong truyền thống Việt Nam. Đại cảnh gợi nhớ đến mẹ Âu Cơ, nhắc về truyền thống đoàn kết một lòng của dân tộc Việt Nam với ý chí kiên cường tiến lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Đi tới khu vực này, các ụ đồi sẽ được chuyển mình thành những đồi hoa tràn xuống, trên đỉnh đồi sẽ được đặt các yếu tố trang trí mang thông điệp chào đón năm Giáp Thìn 2024 như trứng rồng. Mỗi đồi cũng được tạo một đường đi lên đỉnh để người xem có thể tương tác gần hơn, chụp ảnh kỷ niệm với các tiểu cảnh trên đồi.

Một đại cảnh Rồng Thiêng khác cũng được triển khai ở công viên Trưng Trắc - Trưng Nhị, linh vật Rồng được dựng với chất liệu mềm mại, khung mây tre và thân bên ngoài được tạo hình bằng vải mỹ thuật được căng dây cùng với đèn chạy dọc theo sóng thân Rồng.

Vũng Tàu bắt đầu thi công Hội hoa xuân Giáp Thìn 2024

Bên dưới mình Rồng được phủ sắc biển khơi với những tiểu cảnh trang trí như san hô, làn sóng và các sinh vật biển nhỏ nhắn. Rồng sẽ được nâng đỡ với dây cùng cơ sở hiện trạng, phía dưới là những diềm lụa, nhẹ nhàng phất bay khi gió biển thổi qua. Những yếu tố này sẽ tạo hiệu ứng khiến rồng như đang chuyển động trong khuôn viên Trưng Trắc – Trưng Nhị.

Dự kiến Lễ hội Hoa xuân thành phố Vũng Tàu sẽ chính thức khai mạc vào tối ngày 6/2/2024 (27 tháng Chạp).

Hoàng Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load