Thứ sáu 26/04/2024 13:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Phúc đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng cho cơ sở vật chất ngành Giáo dục đến năm 2025

17:00 | 04/04/2023

(Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025.

Vĩnh Phúc đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng cho cơ sở vật chất ngành Giáo dục đến năm 2025
Trường THCS Vĩnh Tường được đầu tư khang trang, hiện đại.

Theo đó, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch là 7.646,518 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư xây mới, chuyển địa điểm trường, lớp học 5.970,957 tỷ đồng; mua sắm thiết bị 1.675,561 tỷ đồng. Nguồn kinh phí được xác định từ nguồn ngân sách nhà nước các cấp, huy động xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác.

Xây dựng trường lớp học, phòng học bộ môn, công trình phụ trợ các các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của tỉnh; xây dựng Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Vĩnh Phúc; cải tạo, nâng cấp nhà kho thành nhà sao in đề thi Sở Giáo dục và Đào tạo; mua sắm thiết bị dạy học các cấp, các bậc học.

Kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn 2023-2025. Trong đó, năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc kế hoạch tập trung xây dựng đủ phòng học, nhà học bộ môn còn thiếu; cải tạo, sửa chữa các công trình giáo dục đăng ký chuẩn quốc gia, đã hết niên hạn sử dụng; chuyển địa điểm một số trường học; mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu các khối lớp 2, 3, 6, 7, 10; mua sắm thiết bị dùng chung, bàn ghế lớp học, thiết bị phòng học bộ môn và phòng chức năng, thiết bị dành cho hoạt động ngoài trời, thiết bị nhà bếp; thí điểm trang bị thiết bị tiên tiến, hiện đại, thiết bị công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số.

Giai đoạn 2024-2025, tiếp tục cải tạo, sửa chữa, xây mới các công trình giáo dục, đáp ứng đủ nhu cầu dạy – học; tiếp tục chuyển địa điểm một số trường học; mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu các khối lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12; tiếp tục mua sắm bổ sung thiết bị trường học; mở rộng các thiết bị tiên tiến, hiện đại; trang bị phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin thí điểm thực hiện chuyển đổi số rộng rãi trong ngành Giáo dục.

Tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2023 sẽ có thêm 161 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 66,6%. Nhiệm vụ được đặt ra trong bối cảnh nhiều thách thức và khó khăn: Hệ thống trường học các cấp của tỉnh xây dựng trước đây đều thiếu diện tích; quy hoạch, mật độ xây dựng chưa phù hợp, đến nay hầu hết đã xuống cấp. Kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn hẹp, làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng. Việc đầu tư thiết bị dạy học còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu tiên tiến, hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin. Hệ thống thư viện chậm đổi mới, chưa thúc đẩy văn hoá đọc cho học sinh trong và ngoài nhà trường…

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Những hướng đi mới trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành, các cơ sở đào tạo đã và đang đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng hiện đại, áp dụng những công nghệ tiên tiến vào chương trình giảng dạy.

  • Nhiều thông tin bổ ích hướng nghiệp khối ngành Luật – Kinh tế

    (Xây dựng) - Ngày 20/4, tại Trường THPT Đồng Quan (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên), Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Thành Đô và một số đơn vị, trường học tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”.

  • Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Học sinh phải luyện thi trong phòng học xuống cấp

    (Xây dựng) - Nhiều phòng học tại trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, giáo viên và học sinh hằng ngày đến lớp trong cảnh thấp thỏm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

  • Trường Đại học Công nghệ Đông Á công bố chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ năm học 2024 - 2025

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, việc xét tuyển vào các trường đại học thông qua hồ sơ học bạ sớm đang dần trở thành một xu hướng được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn. Trường Đại học Công nghệ Đông Á đang là một trong những ngôi trường thuộc top đầu cả nước đã công bố chỉ tiêu dành cho phương thức xét học bạ.

  • Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

    (Xây dựng) - Ngày 13/4, Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ” diễn ra tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội với sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, doanh nhân và hơn 1.000 học sinh THPT tham gia trực tiếp.

  • Lễ Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024)

    (Xây dựng) – 41 học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024) đã hoàn thành khoá học và nhận bằng tốt nghiệp tại Lễ Bế giảng được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I tổ chức sáng 6/4/2024 vừa qua. Lễ Bế giảng trang trọng được tổ chức đồng thời cùng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B09 Địa phương 1, K69.B15 Bộ ngành 1, K69.B16 Bộ Ngành 2. TS. Phạm Thị Ngọc Dung – Phó Giám đốc Học viện chủ trì buổi lễ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load