Thứ năm 10/10/2024 18:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Viết - vẽ bậy lên di tích: Làm biến dạng di tích và méo mó giá trị văn hoá

20:02 | 09/11/2018

Nhiều chuyên gia cho rằng, hành động viết - vẽ bậy lên di tích, di sản, danh thắng… đang làm biến dạng thành trì mà cha ông để lại. Nó cũng góp phần làm méo mó những giá trị văn hoá và nét đẹp của đất nước trong mắt du khách.

Di tích biến dạng vì vấn nạn viết - vẽ bậy

Những ngày qua, dư luận lại một lần nữa bàn tán xôn xao về ý thức của khách du lịch khi “bạ đâu vẽ đó” khiến cho nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh, điểm tham quan trở nên nhem nhuốc, biến dạng… Theo thống kê của ngành văn hóa, cả nước hiện có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích cấp tỉnh. Điều đáng buồn là phần lớn các di tích này đều bị xâm hại bởi nạn “vẽ bậy”.


Cột cờ Hà Nội chằng chịt các nét vẽ, viết của du khách tham quan. Ảnh: Tùng Nguyễn.

Chỉ riêng ở Hà Nội, đi đến bất kỳ chỗ nào của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tháp Hòa Phong, Cột Cờ Hà Nội… người ta cũng dễ dàng bắt gặp đủ các thể loại nét viết - nét vẽ - nét khắc. Theo những người làm công tác bảo vệ tại đây, trong số các ký tự và hình vẽ tại các điểm di tích này, không chỉ có tiếng Việt mà còn có cả tiếng Anh. Và đối tượng vẽ lên đây không chỉ có khách du lịch trong nước mà còn cả khách du lịch nước ngoài.

Vlogger Trần Việt Phương cũng cho biết, anh đã từng cảm thấy phát điên khi di tích ngàn năm tuổi tháp Bánh Ít ở Bình Định bị khách du lịch bôi bẩn bởi vô vàn những câu chữ và nét vẽ ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài của tháp.

Điều đau lòng là dù cách đó không xa, BQL di tích đã có tấm biển rất to quy định về nội quy tham quan di tích, trong đó Điều 4 của nội quy ghi rõ: “Không chăn thả gia súc, chặt cây, lấy đất và xâm phạm đến tài sản khác của di tích” nhưng nhiều người vẫn ngó lơ, vẫn ngang nhiên xâm hại di tích.

Cho đến nay, chính quyền sở tại vẫn chưa tìm ra biện pháp nào có thể ngăn chặn được tình trạng này. Các nét vẽ, các câu chữ vô nghĩa… vẫn ngang nhiên tồn tại trong lòng di tích.

Bà Trần Lan Phương - Hà Nội cũng chia sẻ, bà đã cảm thấy rất đau lòng khi mỗi lần đến thăm di tích nhà tù Côn Đảo tại Vũng Tàu lại chứng kiến cảnh nhiều bức tường hằn in dấu vết thời gian bị nhem nhuốc, loang lổ, biến dạng… bởi những nét vẽ, nét khắc và chữ ký. Những nét vẽ này đa phần viết bằng bút sơn, một loại bút mà khi khắc hoặc viết lên rất khó xoá.

Nhà Lí luận - Phê bình mỹ thuật Nguyễn Đức Bình chia sẻ, trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều di tích, di sản, danh thắng… trong cả nước, ông đã chứng kiến cảnh tượng, chuông, trống, tháp, tường, đá, thân cây, chậu cây cảnh, bàn ghế… trong khuôn viên di tích bị khách du lịch vẽ - viết - khắc bằng đủ loại công cụ khác nhau.


Những dòng chữ bằng bút xoá, những vết khắc bằng đá trên bề mặt môt di tích ở Hà Nội. Ảnh Tùng Nguyễn.

Ngay cả những khu di tích nổi tiếng về mặt tâm linh và văn hóa như quần thể danh thắng Yên Tử - Quảng Ninh cũng không khó để bắt gặp câu chuyện này. Hoặc nhiều di tích và danh thắng ở Thừa Thiên Huế cũng nhiều năm phải chịu chung số phận.

“Hành động vẽ, viết, khắc lên di tích là vi phạm Luật Di sản văn hoá. Vậy nhưng ở Việt Nam, đã bao nhiêu trường hợp được phát hiện và đưa ra xử lý? Đã có cơ quan quản lý nào lên tiếng gay gắt và tìm cách ngăn chặn việc này chưa? Tại sao đến thời điểm này, vấn nạn này vẫn ngang nhiên tồn tại làm nhiều di tích bị xâm phạm và biến dạng?”, ông Nguyễn Đức Bình nói.

Làm méo mó đi những giá trị văn hóa - nét đẹp

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế cho rằng, việc vẽ - khắc lên di tích không chỉ là hành vi xâm hại mà còn làm biến dạng di tích. Ông lấy ví dụ, trong một số di tích của người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận... có một số tượng làm bằng đá sa thạch.

Khách du lịch đến đây dùng loại bút macker để viết đè lên những nét khắc hoặc vẽ lên thân tượng sẽ khiến cho mực ngấm vào đá. Và một khi mực đã ngấm vào đá coi như bức tượng đó sẽ bị hỏng vì không thể quét sơn phủ lên, không thể mài đi hoặc làm mờ được. Đó là một hành động phá hoại di tích - di sản cực kỳ nguy hiểm.

“Là một người nghiên cứu về di tích cổ, chúng tôi không phát hiện ra nhiều dấu tích viết vẽ bậy lên di tích của người xưa. Điều đó cũng có thể hiểu, người xưa đã rất ý thức trong việc tôn trọng và giữ gìn di tích. Vấn nạn viết – vẽ - khắc bậy lên di tích mới chỉ xảy ra những năm gần đây.


Những vết khắc trên tháp Hòa Phong - Hà Nội khiến những ai yêu mến Hà Nội không khỏi đau lòng. Ảnh: Tùng Nguyễn.

Điều đáng nói là hàng ngày chúng ta vẫn nhấn mạnh đến sự phát triển và tiến bộ về dân trí, tư duy, tầm nhận thức... nhưng câu chuyện viết vẽ bậy lên di tích lại xảy ra ngày càng nhiều, trong đó đa phần do người trẻ làm.

Đặc biệt, từ khi có Luật về bảo tồn di tích với nhiều chế tài, quy định và cả tuyên truyền giáo dục nữa nhưng câu chuyện này lại ngày càng diễn ra với mức độ nặng nề hơn. Đây là một điều đáng buồn. Như câu chuyện một du khách viết chữ Việt lên một di tích ở Nhật Bản gây ồn ào vừa qua là một điều cực kỳ xấu hổ.

Tôi cho rằng, cần phải đẩy mạnh các giải pháp về giáo dục và tuyên truyền một cách mạnh mẽ, thiết thực hơn. Việc này phải được đưa vào trường học để giáo dục cho thế hệ trẻ từ khi các em còn nhỏ. Một khi ý thức bảo vệ di tích đã ngấm vào máu như các cụ ngày xưa sẽ góp phần hạn chế được tình trạng đau lòng này”, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế nói.

TS Phạm Quốc Quân - Thành viên Hội đồng di sản Việt Nam bày tỏ: “Hành động viết – vẽ bậy lên di tích là rõ ràng đang góp phần làm biến dạng di tích. Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí xem thường thành trì mà ông cha để lại. Nó làm cho hình ảnh của di tích bị xấu xí đi khiến du khách văn minh nhìn vào như một thứ man rợ. Điều này cũng làm méo mó đi những giá trị văn hóa và nét đẹp của đất nước trong mắt du khách.

Tôi cho rằng, vấn đề ở đây vẫn thuộc về giáo dục. Giáo dục về lối sống, hành vi, kỹ năng và thái độ với di tích – di sản…. Chính sự thiếu hụt trong giáo dục đã dẫn đến điều này, làm cho những người trẻ ngày nay thiếu đi thái độ ứng xử văn minh với di sản. Di sản chính là văn hoá, lịch sử, tinh thần… của bao nhiêu thế hệ chứ không phải chỉ duy nhất một thế hệ. Đó là một điều hết sức đau lòng.

Một điều mà tôi thấy cần phải quyết liệt đó là sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng. Tiếng nói của cộng đồng, xã hội… đi kèm với những hình phạt thật nặng đối với những đối tượng có hành vi thiếu sự tôn trọng di sản mới tạo ra những tiếng chuông cảnh tỉnh.

Chúng ta đã có Luật Di sản nhưng chúng ta chưa xử phạt những hành vi này chính vì thế mới xảy ra tình trạng di tích - di sản bị xâm phạm như ngày nay. Tôi thật sự cảm thấy xấu hổ khi biết rằng, đối tượng viết - vẽ bậy lên di tích đa phần là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chủ nhân tương lai của đất nước mà ứng xử với di tích – di sản kiểu đó khác nào phá nát”.

Theo Hà Tùng Long/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

Xem thêm
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

    10:49 | 03/10/2024
  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

    22:50 | 01/10/2024
  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    22:34 | 01/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load