Thứ sáu 27/12/2024 05:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Về đâu đàn ta

21:39 | 28/07/2014

Buổi chiều đôi khi ngồi trong quán nhậu, chúng tôi lại thấy những người hát rong bập bùng cây đàn ghi ta. Thậm chí có những người đem theo cả bình ắc quy để sử dụng đàn ghi ta điện. Người ta hát những bài nhạc mới, nhạc ngoại, những bài nhạc sến.

Bỗng chợt nhớ ngày trước, người đi hát xẩm bằng đàn bầu, đàn nhị, để lấy cho được chút lòng cảm thương của người đời mà mưu sinh. Khi đó cây đàn dân tộc thống trị trong đời sống âm nhạc, nó thân thuộc, người nghe dễ đồng cảm với người chơi nhạc. Ngày nay người hát rong không thể kiếm sống bằng các nhạc cụ cổ truyền như những năm đầu thế kỷ trước nữa rồi. Người chơi nhạc cụ dân tộc ngày càng ít và người nghe cũng ngày càng ít hơn.  

Những cửa hàng nhạc cụ sang trọng và đẹp nhất ngày nay toàn bán nhạc cụ ngoại quốc. Nhiều nhất là bán đàn piano, organ, trống jazz. Không ngạc nhiên khi một trong những quán cà phê sinh viên đông khách nhất mà tôi từng gặp là hội quán của những bạn trẻ yêu thích ghi ta. Bạn chủ quán bảo rằng họ có cả chục ngàn hội viên và những người yêu thích ghi ta cổ điển. 

Âm nhạc, dù thể loại nào, xuất phát từ đâu, cũng đều là âm nhạc và đều đáng yêu quý như nhau. Nhưng số phận hẩm hiu của những cây đàn bầu được xem là “tiếng mẹ, tiếng cha” bán không ai mua, nằm xếp xó trong các cửa hiệu không khỏi làm người ta phải bất chợt dừng bước. 

Tìm hiểu, tôi biết rằng ngoài sự phổ biến tràn lan của âm nhạc châu Âu thì về mặt phổ biến âm nhạc, những nhạc cụ như Piano hay ghi ta thường có rất nhiều tác phẩm được viết riêng cho đủ mọi trình độ. Người ta thường nhắc đến các tác phẩm kinh điển của Chopin viết cho piano hay các tác phẩm Ferdinando Carulli viết cho ghi ta. Người học dễ dàng tìm kiếm được các tác phẩm này trên mạng. 

Còn với đàn bầu, đàn nguyệt thì sao? Số lượng những tác phẩm được viết, được chuyển soạn cho đàn dân tộc ở ta rất ít. Thường muốn chơi nhạc cụ dân tộc đòi hỏi sự học hành công phu, chuyên nghiệp ở trường nhạc hoặc tiếp thu trong gia đình có nề nếp nhạc xưa. 

Để một nghệ sĩ thổi sáo tiếng tăm như Đinh Thìn năm xưa, ngày nay có thể làm mưa làm gió trên sân khấu mỗi tuần thật không dễ chút nào, khi mà các cuộc thi âm nhạc tràn ngập nhạc ngoại. Những thần tượng âm nhạc gắn với cây đàn bầu, đàn nguyệt ngày càng vắng bóng … 

Theo Tiền Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load