Thứ ba 05/11/2024 05:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Văn Yên (Yên Bái): Lễ hội đền Đông Cuông 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc

21:40 | 15/02/2024

(Xây dựng) - Năm 2024, Lễ hội đền Đông Cuông sẽ được tổ chức trong 2 ngày từ 20-21/02/2024 (tức ngày 11-12 tháng Giêng) tại quần thể Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) với 11 hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn Yên (Yên Bái): Lễ hội đền Đông Cuông 2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc
Lễ rước Mẫu qua sông.

Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết, đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một ngôi miếu cổ thờ Đông Quang (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần).

Năm 2000, đền Đông Cuông được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh; Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009. Ngày 16/01/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội đền Đông Cuông là loại hình lễ hội “Xuân Thu nhị kỳ”, với hội Xuân được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và hội Thu được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Chín âm lịch hàng năm.

Mở đầu Lễ hội đền Đông Cuông vào ngày Mão (ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức ngày ngày 21/02/2024) được thực hiện với nghi lễ đón ông Mo và lễ dâng hương tại khu vực sân Trung thiên. Vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão, theo thông lệ sẽ diễn ra nghi thức đặc biệt là lễ tế trâu trắng ngay trước sân đền. Ông Thủ Từ làm lễ mổ trâu truyền thống tại cây Mít cổ thụ trước cửa Đền chính. Đây là nghi thức mang đậm tính truyền thống, thể hiện rõ tập tục của người Tày Khao diễn ra vô cùng trang nghiêm, muôn dân trăm họ đều hướng về cội nguồn để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi và bình an, hạnh phúc. Cùng với nghi thức tế lễ tại Đền chính là hoạt động phát lộc Mẫu đầu xuân, để mọi người dân và du khách được thành kính chiêm bái, nguyện cầu một năm mới đắc tài, đắc lộc và bình an. Đây là một nghi thức tâm linh đẹp, giúp con người tạo dựng niềm tin, nâng đỡ tâm hồn với quan niệm xin lộc Mẫu sẽ đem lại những điều may mắn, bình an.

Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ dâng Chúc văn, đây là lễ rước tượng Mẫu sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại - là một trong những lễ chính của Lễ hội đền Đông Cuông.

Lễ rước tượng Mẫu sang sông để thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 7h45 sáng. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông, các thầy cúng làm thủ tục tế lễ, sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10h. Đây cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu, cầu cho quốc thái dân an, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

Sau phần lễ là phần hội. Đến với Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, du khách sẽ được thưởng lãm những bức ảnh nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Đất và người Văn Yên”; tham gia, trải nghiệm các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: Đẩy gậy, kéo co, ném còn...; tham quan, mua sắm đồ dùng, quà lưu niệm tại 15 gian hàng chợ quê.

Lễ hội đền Đông Cuông nhằm mục đích quảng bá, tôn vinh và bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, quảng bá hình ảnh Di tích lịch sử cấp quốc gia, Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đền Đông Cuông đến du khách thập phương trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, với phương châm “lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể của các hoạt động và “biến di sản thành tài sản”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ngọc Giang Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load