Thứ sáu 03/01/2025 07:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Trùng tu thành công Đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam

07:03 | 23/09/2013

Chiều 21/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức lễ khánh thành công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” – đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam hiện nay.

Bà Katherine Muler, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cùng lãnh đạo các đơn vị của Thừa Thiên-Huế cắt băng khánh thành công trình Quan Tượng Đài.

Đến tham dự có bà Bà Đặng Thị Bích Liên, thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Ông Phạm Cao Phong, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại & UNESCO, Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam, Bà Katherine Muller, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, TS. Bouakhong Nammavong, Phó tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào; ông Bounnhang Phongphichith, GĐ Trung tâm Di sản Luang Prabang; đại diện lãnh đạo của các khu Di sản Thế giới tại Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo của Cục Di sản Văn Hóa; tỉnh TT-Huế.

Di tích Quan Tượng Đài nằm ở phía tây nam Kinh thành, hiện nay thuộc địa bàn phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đài này được triều đình nhà Nguyễn xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827).

Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Quan Tượng Đài là nơi xem thiên văn, khí hậu, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, sau đó những thông tin này được chuyển về Khâm Thiên Giám xử lý đưa ra kết quả như dự báo thời tiết, làm lịch, xem ngày. Những kết quả dự báo từ Quan Tượng Đài đã chứng minh sự quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đối với đời sống xã hội, cuộc sống nhân dân, và là một bước tiến rõ rệt về khoa học kỹ thuật thời bấy giờ.


Quan Tượng Đài sau khi trùng tu.


Hình ảnh khi chưa trùng tu.

Trải qua thời gian và đặc biệt với những ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh, hiện nay, cũng như nhiều công trình di tích khác, các hạng mục kiến trúc chính ở di tích quan Tượng Đài đều đã bị triệt giải, đều trở thành phế tích.

Xuất phát từ những giá trị của công trình, chính quyền các cấp cùng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, công trình Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài đã được khởi công vào tháng 10/2012. Với mục tiêu quan trọng nhất: Tu bổ, phục hồi một đài thiên văn cổ nhất và duy nhất còn lại, có hình thức độc đáo, ẩn chứa nhiều tính khoa học nhất của Việt Nam.

Công trình có tổng mức đầu tư là 3,8 tỷ đồng, thời gian thi công: 300 ngày. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Chi nhánh Miền Trung thực hiện dự án, tập trung vào các phần việc chính như sau: Phục hồi đình Bát phong (Đây là công trình kiến trúc quan có ý nghĩa quan trọng nhất đối với di tích Quan Tượng Đài); Gia cường các vết nứt trên thân đài, gắn liền với tổng thể hệ thống Kinh thành Huế; Tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật (gồm: hệ thống thoát nước, hệ thống chống sét, điện chiếu sáng và PCCC)

Quá trình thi công tu bổ đã được thực hiện một cách rất nghiêm túc, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công, đơn vị thiết kế, tổ giám sát cùng một số chuyên gia trong các lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, bảo tồn, khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, Hán học. Trình tự tiến hành tu bổ cũng hết sức bài bản, khoa học, đảm bảo đúng quy trình và các yêu cầu của công tác tu bổ, phục hồi di tích.

Sau 10 tháng thi công, đến nay công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt được các yêu cầu theo thiết kế được phê duyệt, sẵn sàng đưa vào sử dụng và khai thác giá trị di tích. Bên cạnh đó, việc hoàn thành dự án đã phục hồi được một công trình lịch sử có giá trị độc đáo nằm trên hệ thống Kinh thành Huế, tạo nên một điểm nhấn kiến trúc đẹp bên bờ sông Hương.

Công trình nhằm chào mừng chào mừng Kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại.                      

Dưới đây là một số hình ảnh của đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam sau khi trùng tu:


Đường dẫn lên đài với đá thanh.


Mái đình được lợp ngói thanh lưu ly (ngói xanh lục lúc xưa).


Các hàng cột dựng trên các chân táng bằng đá.


Ngói lợp 2 lớp với 4 phương, 8 hướng.


Hướng từ đình Bát Phong nhìn ra bờ nam sông Hương.


Có cột thu lôi trên đình Bát Phong.


Đình Bát Phong có hình dáng thanh thoát.


Hướng nhìn ra núi ở hướng Tây thành phố Huế từ đài


Công trình đi vào sử dụng là một điểm đến đầy thú vị, vì đây là đài thiên văn cổ duy nhất ở Việt Nam.

Theo Dantri

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load