Thứ ba 05/11/2024 13:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Triển lãm tiễn Hợi đón Tý

15:35 | 08/01/2020

(Xây dựng) – Như đã thành thông lệ, cứ mỗi khi Tết đến, xuân về, nhóm họa sỹ G39 đều làm triển lãm tiễn năm cũ và đón chào một năm mới. Năm nào thì vẽ về con giống năm đó, cũng chính vì thế Triển lãm tiễn Hợi đón Tý là triển lãm cuối cùng trong năm Hợi của nhóm G39. Triển lãm sẽ khai mạc ngày 15/1/2020 (tức 21 âm lịch) tại Bar +84, 23 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

trien lam tien hoi don ty

Tý là 1 trong 12 con vật biểu tượng của vòng tuần hoàn thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Những con vật này là một đề tài quen thuộc, phần lớn các họa sỹ đều đã vẽ, người ít, kẻ nhiều. Ở lớp các họa sỹ bậc thầy có Nguyễn Tư Nghiêm là người vẽ nhiều, vẽ đều và đủ cả 12 con giáp.

Đề tài con giống được nhiều họa sỹ quan tâm hơn có lẽ vì tính chất đặc biệt của nó. Đó cũng là một cái cớ hay, gợi cảm, gợi hứng cho tâm trạng giao niên, năm hết Tết đến, tiễn cũ đón mới. Đó cũng là một tục lệ đẹp của các họa sỹ mà chưa chắc các nghành nghệ thuật khác đã dễ gì có được.

Canh Tý, con vật biểu tượng của năm mới 2020, cũng là con vật khởi đầu cho một giáp mới, nhóm họa sỹ G39 (Bình Nhi, Phan Minh Châu, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Minh, Nguyễn Hồng Quang, Tào Linh, Việt Anh, Lê Thiết Cương, Đỗ Dũng) cùng bày những tác phẩm mới nhất về Chuột Vàng với nhiều chất liệu, sơn dầu, giấy dó, bột màu, gốm Bát Tràng, gốm Hương Canh… và đặc biệt chương trình ca nhạc “Rock trong phòng triển lãm” của Band G39 cũng sẽ khuấy động khán phòng với các ca khúc rock sôi động và đầy náo nhiệt.

Thông tin chi tiết:

18:00 Khai mạc

19:00 Âm nhạc “Rock trong phòng triển lãm” của Band G39

Triển lãm trưng bày và bán sản phẩm đến hết ngày 30/1/2020 (tức mùng 5 Tết Canh Tý).

Liên hệ: [email protected] / 0902 209 039 / f: Gallery39a Lý Quốc Sư

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load