Thứ bảy 20/04/2024 10:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Triển khai Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030: Thuận lợi và vướng mắc

21:00 | 19/07/2022

(Xây dựng) - Bắc Giang là tỉnh đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Là địa phương đầu tiên trong cả nước bắt đầu triển khai quy hoạch nên trong giai đoạn này, Bắc Giang có nhiều lợi thế song cũng không ít những khó khăn, thách thức.

trien khai quy hoach tinh bac giang giai doan 2021 2030 thuan loi va vuong mac
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác quy hoạch trên địa bàn.

Khát vọng vươn lên

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang là quy hoạch tỉnh đầu tiên của cả nước được Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định và thông qua (với 100% số phiếu tại Hội nghị bỏ phiếu thông qua) và cũng là địa phương đầu tiên và duy nhất cho đến nay trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 theo Luật Quy hoạch là tiền đề quan trọng mở rộng ra cơ hội phát triển bứt phá của tỉnh trong thời gian tới.

Theo ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch tỉnh Bắc Giang hướng đến tương lai với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2030 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp vùng. Dịch vụ phát triển đa dạng, nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát huy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Trong Quy hoạch tỉnh cũng đã thể hiện rất rõ không gian phát triển kinh tế - xã hội theo 3 vùng kinh tế, được căn cứ vào lợi thế, tiềm năng và khả năng liên kết phát triển. Tỉnh Bắc Giang cũng đã xác định 10 cửa ngõ chính kết nối với tỉnh dựa trên việc bố trí không gian, kết nối giao thông kết nối liên vùng với các tỉnh, các cửa khẩu, sân bay, cảng biển. Đây sẽ là các khu vực được tập trung quy hoạch, đầu tư các trục giao thông chính, các khu dịch vụ tổng hợp, vận tải, kho bãi, logistic để tận dụng và phát huy lợi thế của tỉnh. Bắc Giang cũng quy hoạch hơn 10 nghìn ha đất phát triển công nghiệp cho giai đoạn 10 năm tới. Cụ thể, đến năm 2030 sẽ có 29 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 7.000ha, trong đó quy hoạch mới 20 KCN, diện tích KCN mới và mở rộng tăng thêm gần 5.700ha và 63 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích hơn 3.000ha.

Về định hướng phát triển mạng lưới giao thông, tỉnh Bắc Giang có sự đột phá trong phát triển mạng lưới giao thông. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 tuyến cao tốc, vành đai, 5 tuyến quốc lộ và có nhiều điểm đấu nối vào các khu, cụm công nghiệp, các khu quy hoạch dân cư... Tỉnh cũng quy hoạch 38 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài khoảng 1.128km, trong đó quy hoạch 10 tuyến đường huyện hiện có lên đường tỉnh; mở mới 12 tuyến...

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch, tỉnh Bắc Giang đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; đồng thời xác định 3 đột phá nhằm khai thông điểm nghẽn, tạo động lực, bứt phá, không gian mới cho phát triển. Trong đó, tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính (đây chính là khâu cần tập trung và là vấn đề đặt ra đối với tỉnh hiện nay). Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển đặc biệt là hạ tầng giao thông với các tuyến đối ngoại, vành đai kết nối với các địa phương lân cận, kết nối với hệ thống cảng biển, sân bay, kết nối giữa các tuyến đường tỉnh với các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường vành đai; hạ tầng phát triển công nghiệp đồng bộ để thu hút đầu tư; hạ tầng đô thị để đẩy mạnh phát triển dịch vụ và là trung tâm phát triển các khu vực, tiểu vùng; hạ tầng công nghệ thông tin để hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; phát triển hạ tầng xã hội đảm bảo nhu cầu xã hội và đẩy mạnh phát triển dịch vụ xã hội.

Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng cống hiến, vươn lên. Phát huy giá trị văn hóa, con người Bắc Giang, đoàn kết, nhân ái, đồng thuận; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, trọng tâm là hỗ trợ, đầu tư tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao trong cơ cấu lao động.

Những vướng mắc cần tháo gỡ ngay

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 đã mở ra cơ hội lớn cho tỉnh Bắc Giang là nguồn nguồn cổ vũ rất lớn cho chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, với vai trò là đơn vị thực hiện lần đầu với một số lượng công việc rất lớn, các nội dung trong quy hoạch liên quan, bao trùm lên mọi lĩnh vực, Bắc Giang vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Ông Dương Ngọc Chiên - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đầu tiên là vấn đề liên quan đến các quy định pháp luật, có những cái không rõ ràng. Trong Luật Đầu tư có nói là căn cứ vào quy hoạch tỉnh nhưng bản thân quy hoạch tỉnh cũng chưa rõ ràng và không thể thể hiện một cách cụ thể, chi tiết được. Ví dụ như đối với dự án chỉ có vài trăm m2 thì không thể thể hiện trên bản đồ.

Ngoài ra, có nhiều cách hiểu khác nhau đối với các quy định trong Quy hoạch tỉnh, có người cho rằng quy hoạch là phải thể hiện rõ ràng, cụ thể nhưng cũng có người cho rằng chỉ cần mang tính định hướng. Hiện nay, khi có quy hoạch tỉnh, tỉnh yêu cầu toàn bộ các huyện, ngành rà soát lại toàn bộ quy hoạch bảo đảm thống nhất theo quy hoạch tỉnh nhưng việc rà soát vẫn chưa được hoàn thành. Vấn đề nữa là những sai sót giữa thực địa và quy hoạch trên bản đồ chưa có biện pháp giải quyết triệt để”.

trien khai quy hoach tinh bac giang giai doan 2021 2030 thuan loi va vuong mac
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang sẽ có thêm nhiều khu công nghiệp, khu đô thị.

Tuy nhiên, Bắc Giang đặt quyết tâm cao cho việc thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030. Ngay sau khi được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm triển khai nhanh, triệt để Quy hoạch trên toàn tỉnh. “Hiện nay, Bắc Giang đang quyết liệt thực hiện chỉ đạo của tỉnh, tập trung rà soát, ban hành lại quy hoạch cấp huyện, ngành, bảo đảm thống nhất với quy hoạch tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đang đề xuất Trung ương thống nhất về cách hiểu đối với nhiều quy định trong quy hoạch chỉ cần theo định hướng tránh việc khó áp dụng quy hoạch trong thực tiễn”, ông Dương Ngọc Chiên cho biết.

Chương Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load