Thứ sáu 03/01/2025 02:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Triển khai Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định

08:52 | 11/06/2024

(Xây dựng) – Ngày 10/6, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị triển khai Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định với sự tham dự của gần 200 đại biểu.

Triển khai Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quang cảnh Hội nghị.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 149 di tích, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia, 113 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao quản lý hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao giao Bảo tàng tỉnh quản lý hệ thống tháp Chăm, di tích lịch sử cách mạng và các di tích danh lam thắng cảnh; Bảo tàng Quang Trung quản lý di tích nhà Tây Sơn trên địa bàn huyện Tây Sơn.

Đồng thời, các địa phương, các tổ chức, cá nhân đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lí và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó có tình trạng một vài di tích bị xâm hại.

Triển khai Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định
Các đại biểu trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Quy chế phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Tại Hội nghị, Sở Văn hóa và Thể thao đã thông báo Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND ngày 25/5/2024 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2024).

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý và phát huy 22 di tích, phân cấp cho các địa phương trực tiếp quản lý 127 di tích. Còn lại 127 di tích (16 di tích quốc gia, 111 di tích cấp tỉnh) được giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và cấp xã quản lý, bảo vệ.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai Quy chế phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao ký biên bản bàn giao các di tích phân cấp về cho 11 huyện, thị xã, thành phố quản lý.

Thu Loan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load