Thứ năm 12/12/2024 23:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Top 10 tòa nhà chọc trời hàng đầu trên thế giới

09:53 | 01/07/2014

(Xây dựng) - Công ty dữ liệu xây dựng và kiến trúc Emporis có trụ sở tại Hamburg mới đây đã đưa ra danh sách Top 10 tòa nhà chọc trời mới “đỉnh” nhất thế giới. Kể từ năm 2000, công ty này đã tôn vinh nhiều tòa nhà - “khổng lồ”- từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia kiến trúc quốc tế lựa chọn các công trình đoạt giải từ một danh sách đề cử đã được hoàn thành năm ngoái. Những công trình kiến trúc này phải cao ít nhất là 100m và phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế về chức năng và thẩm mỹ.

Chúng ta hãy cùng đếm ngược để tìm ra công trình chiến thắng của năm:

10. Tour Carpe Diem (Pháp) và Nanfung Commercial (Trung Quốc)

Xếp vị trí thứ 10 năm nay là Tour Carpe Diem và Nanfung Commercial.


Tour Carpe Diem

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Robert A.M. Stern, tòa nhà văn phòng thương mại 162m này tọa lạc tại khu thương mại La Defense của Pháp gần Paris. Tòa tháp sở hữu 1.000m2 không gian xanh và là tòa nhà đầu tiên của Pháp đạt được các chứng nhận HQE (hay chứng nhận chất lượng môi trường cao) của Pháp đồng thời cũng nhận được giấy chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design -Năng lực lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường) của Mỹ với đánh giá xếp hạng cao nhất Platin. Tất cả điều này không chỉ là nhờ vào một công trình xanh mà còn nhờ thiết kế thông minh. Tòa nhà chủ yếu sử dụng năng lượng địa nhiệt năng và là thiết kế bền vững bao gồm thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao được điều khiển nhờ bộ cảm biến ánh sáng ban ngày mờ.


Nanfung Commercial

Dự án đa chức năng này được thiết kế bởi Andrew Bromberg đến từ Aedas nằm ngay cửa ngoại ô Quảng Châu trên một hòn đảo thuộc dòng sông Pearl. Khu phức hợp được tạo thành từ 2 tòa nhà riêng biệt gồm một phòng triển lãm, không gian văn phòng, phòng trưng bày và một khách sạn 5 sao gồm 500 phòng chính. Hai tòa nhà được thiết kế nhằm hỗ trợ lẫn nhau bất chấp khoảng cách 160 mét giữa chúng.

9. AZ Tower (Cộng hòa Séc)

Hiện tại tòa nhà này cao nhất tại Cộng hòa Séc, tòa tháp 111m tọa lạc tại thành phố Brno. Được khánh thành vào tháng 4 năm 2013, công trình kiến trúc 30 tầng này là một tòa nhà đa năng với các mục đích sử dụng làm không gian phòng ở, mặt bằng bán lẻ và văn phòng. Tòa nhà cung cấp hệ thống thông gió tự nhiên giúp hỗ trợ các văn phòng và căn hộ. Tòa nhà cũng được trang bị một cọc điện sâu 30m giúp làm mát tòa nhà vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông với sự giúp đỡ của một máy bơm nhiệt . Đây là tòa nhà duy nhất ở Séc để sử dụng kỹ thuật năng lượng hiệu quả như vậy.

8. Ardmore Residence (Singapore)

Được xây dựng để tôn thêm vẻ đẹp "thành phố vườn" của Singapore, các căn hộ trong tòa nhà Ardmore Residences là biểu hiện của một "cảnh quan sống". Các không gian chức năng được thiết kế theo cách bổ sung thêm vào diện mạo quang cảnh sống. Công trình kiến trúc 135m này cung cấp rất nhiều tính năng thân thiện với môi trường như thiết bị điều tiết nước hiệu quả, hệ thống điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng tận dụng thông gió tự nhiên và các cửa sổ xây nhô ra để tạo ra bóng râm tự nhiên nhằm giảm thiểu nhiệt độ.

7. Mercury City (Nga)

Hiện tại, đây là tòa nhà cao nhất ở Moscow, cao nhất tại Nga và cũng cao nhất châu Âu, nhỉnh hơn tòa tháp The Shard của Luân Đôn vài mét, công trình kiến trúc khổng lồ 75 tầng này cao sừng sững 338,8m và có diện tích sàn 180.160m vuông. Mercury City Tower theo kiến trúc sư Frank Williams là tòa tháp xanh đầu tiên tại Moscow với 10% vật liệu đến từ cách công trường xây dựng bán kính 300 km và với 75% không gian làm việc sử dụng ánh sáng tự nhiên.

6. Flame Towers (Azerbaijan)

Tọa lạc tại thành phố thủ đô Baku, Tháp Ngọn lửa được lấy cảm hứng từ lịch sử của thành phố thờ thần lửa. Bao gồm ba tòa tháp, một khu nhà ở, một khách sạn và khối văn phòng liên kết tại trung tâm dưới cùng bằng một bục tròn cửa hàng bán lẻ. Các tòa tháp được bao phủ hệ thống màn hình đèn LED hiển thị ngọn lửa di chuyển trong một ngọn đuốc khổng lồ. Màn hình hiển thị có thể nhìn thấy ngay cả trong các khu vực cách Baku xa nhất.

5. One Central Park, East Tower (Úc)

Công viên Trung tâm là một dự án đổi mới đô thị đa năng ở Sydney và One Central Park East được hiểu là trái tim sống của dự án này. Trên mỗi tầng có khu vườn thẳng đứng tạo ấn tượng rằng ta đang sống trong một ngôi nhà cây với các nội thất chất liệu hữu cơ.

4. Cayan Tower (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE)

Tháp Cayan, trước đây được gọi là Infinity Tower (Tháp Vô tận) nằm tại Dubai Marina và giữ kỷ lục là tòa tháp cao nhất thế giới xoắn 90 độ. Điểm độc đáo hơn là vì thiết kế xoắn này, nhà phát triển của tháp 310m này đã phải chi thêm tiền để trả cho không phận. Để thực hiện hình xoắn, mỗi tầng xoay 1,2 độ tạo ra hình xoắn 90 độ và hình dạng xoắn ốc.

3. Sheraton Huzhou Hotspring Resort (Trung Quốc)

Khách sạn và khu nghỉ mát sang trọng này nằm ở Hồ Châu bên bờ Thái Hồ. Công trình kiến trúc 27 tầng được đặt biệt danh là "Horseshoe (Móng ngựa)" hoặc "Doughnut Hotel (Khách sạn Bánh rán)" vì hình dạng đặc biệt của nó. Vào ban đêm tòa tháp được thắp sáng từ bên trong và cả bên ngoài. Khách sạn được thiết kế sao cho giống như sự phản chiếu của mặt trăng lên trên hồ. Hình dạng rất độc đáo của tòa tháp đặt ra thách thức lớn để thiết kế kết cấu và phần lõi phải được gia cố thật tốt.

2. DC Tower 1 (Úc)

Hoàn thành hồi cuối tháng chín năm 2013, DC Tower 1 là tòa tháp đầu tiên trong 2 tòa tháp được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Dominique Perrault tọa lạc tại Viên. Ở độ cao 220 m, công trình hiện là tòa nhà cao nhất ở Viên. Tòa tháp được  hy vọng sẽ chắc chắn có Giấy chứng nhận LEED với đánh giá xếp hạng vàng hoặc bạch kim. Tòa nhà sử dụng hệ thống quang điện tạo ra điện màu xanh lá cây, được trang bị vòi hoa sen và nhà vệ sinh tiết kiệm nước và vật liệu có nguồn gốc địa phương để thiết kế nội thất.

1. The Shard (Anh)

Được vinh danh hàng đầu là The Shard của Luân Đôn. Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Renzo Piano, ông thiết kế tòa tháp giống như một kim tự tháp tinh thể sắc nét. Tòa tháp cao 306m, gồm có 87 tầng trong đó 72 tầng dành cho nhà ở. Mỗi tầng đều có một vườn mùa đông thông gió tự nhiên và lượng nhiệt dư thừa được sinh ra từ các không gian văn phòng được sử dụng để sưởi ấm các phần khác như khách sạn, khu căn hộ dân cư.

Hồng Nhung (theo flooringhunt)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load