(Xây dựng) - Ống gió Climaver của Saint-Gobain Việt Nam với những ưu điểm nổi bật như vật liệu xanh, tối ưu thời gian thi công gấp 5 lần, tránh rò rỉ điện năng sử dụng... đang là lựa chọn lý tưởng dành cho nhà thầu, chủ đầu tư trong ngành nhiệt, thông gió (ngành HVAC).
Hiệu quả đầu tư đến từ lợi thế vật liệu “non-metal”
Vật liệu phi kim loại (non-metal) đang là xu hướng nổi bật trong ngành Xây dựng nói chung và HVAC nói riêng. Không chỉ thân thiện với môi trường, vật liệu xanh còn là giải pháp kinh tế thay thế cho vật liệu truyền thống với nhiều ưu điểm vượt trội. Điển hình là sản phẩm ống gió Climaver được làm từ các tấm sợi thủy tinh dày và cứng chắc, thay thế hệ thống ống kim loại truyền thống.
Ống gió Climaver mang đến một giải pháp vật liệu “non-metal” hiệu suất cao trong ngành HVAC tại Việt Nam. |
Ống gió Climaver có trọng lượng chỉ bằng ½ ống kim loại và vật liệu cách nhiệt, mang lại hiệu quả kinh tế dễ nhận thấy cho các nhà thầu trong việc vận chuyển, thi công, lắp đặt. Bên cạnh đó, sản phẩm này có dạng tấm phẳng, nhẹ xếp gọn theo các kệ hàng để vận chuyển đến công trình giúp tiết kiệm đáng kể không gian lưu trữ và chi phí vận chuyển.
Phương thức lắp đặt cũng rất đơn giản, các phần ống được lắp ráp dễ dàng, không cần dụng cụ chuyên biệt và chế tạo tại công trình. Vật liệu nhẹ, linh hoạt khi thi công thuận tiện và dễ dàng tạo hình theo những yêu cầu ngay tại công trình... Nhờ những ưu điểm này mà một công nhân có thể lắp đặt 20 đến 25m2 ống gió Climaver mỗi ngày, giúp tăng năng suất lao động gấp 5 lần so với ông kim loại bọc bảo ôn.
Sản phẩm dễ dàng lắp đặt và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của hệ thống ống gió (Tải tài liệu sản phẩm tại đây). |
Đối với chủ đầu tư, ống gió Climaver đem đến hiệu quả kinh tế thuyết phục khi giảm hóa đơn tiền điện xuống 20 lần. Đây là kết quả đã được kiểm chứng qua các thử nghiệm nghiêm ngặt nhất. Trong thử nghiệm độ kín khí theo tiêu chuẩn EN 13403, ống gió Climaver được xếp hạng phân loại kín khí cao nhất, không xuất hiện hiện tượng cầu nhiệt, chi phí rò rỉ mỗi năm chỉ ở ngưỡng 0,2% (tương đương 330 KWh và 877.000 đồng tiền điện). Con số này giảm 20 lần so với ống dẫn kim loại truyền thống: chi phí rò rỉ mỗi năm là 5%, tương đương khoảng 7.030 KWh và 18,7 triệu đồng tiền điện.
KTS Nguyễn Trung Kiên - Thành viên sáng lập Công ty Kiến trúc GK Archi chia sẻ: “Vật liệu phi kim loại đang là xu hướng được quan tâm trong ngành HVAC vì mang lại nhiều giá trị khác biệt từ khâu thiết kế, thi công lắp đặt đến công đoạn sử dụng. Ở góc độ của một kiến trúc sư tôi đánh giá sản phẩm ống gió phi kim loại Climaver mang đến một giải pháp vật liệu độc đáo, giúp người làm nghề có thêm ý tưởng để tạo ra những thiết kế độc đáo cho công trình”.
Công trình xanh và bền vững hơn
Không chỉ là hiệu quả kinh tế, ống gió Climaver còn đóng góp những tác động tích cực đến môi trường và sức khỏe con người trong suốt vòng đời sản phẩm, từ tìm nguồn cung ứng đến sản xuất, từ lúc phân phối đến cuối dòng đời sản phẩm.
Ngay từ nguyên liệu đầu vào, với 80% là bông thủy tinh tái chế, sản phẩm đã góp phần làm giảm nhu cầu khai thác cát từ mỏ đá, giúp bảo vệ đa dạng sinh học, đồng thời làm giảm mức tiêu thụ của các phụ kiện và máy móc.
Với phương pháp ống thẳng tạo ra nhiều đường dẫn linh hoạt, độc đáo như góc khuỷu, rẻ nhánh… giúp tối ưu vật liệu, giảm chất thải xây dựng công trường. Đồng thời giảm số lần vận chuyển và lượng khí thải trong quá trình vận chuyển. Những đặc tính này còn giúp sản phẩm giảm thiểu tác động môi trường cả khi phá dỡ công trình.
Trong quá trình vận hành, nhờ khả năng cách nhiệt rất tốt, giảm cầu truyền nhiệt và khả năng kín gió vượt trội, ống gió Climaver còn làm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và hạn chế khí thải nhà kính từ hệ thống thông gió.
Giảm thiểu tác động tiêu cực, thậm chí mang lại những tác động tích cực tới khí hậu, môi trường; đồng thời bảo tồn tài nguyên, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của cư dân trong tòa nhà...
Đó là những ưu điểm đáng ghi nhận của ống gió Climaver, đóng góp tiêu chí quan trọng giúp chủ đầu tư - khách hàng đạt được chứng chỉ xanh (LEED, BREEAM,…) cho công trình bền vững.
Nguyễn Nhuận
Theo