Thứ sáu 03/01/2025 11:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

18:46 | 14/09/2023

(Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 472/KH-CĐXD ngày 06/9/2023 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chỉ thị số 21-CT/TW); Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Ảnh minh họa).

Căn cứ nội dung trọng tâm của Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 472/KH-CĐXD, báo cáo cấp ủy Đảng, Lãnh đạo đơn vị, xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị.

Tổ chức tuyên truyền về các nội dung trọng tâm của Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch số 472/KH-CĐXD (gửi kèm theo) trong toàn thể cán bộ công chức viên chức lao động của cơ quan, đơn vị. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi về Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dưng, để tổng hợp báo cáo Công đoàn Xây dựng Việt Nam.

Theo Chỉ thị 21- CT/TW, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 toàn quốc thu hút 50 - 55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; có khoảng 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, trong đó có một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, G20; có khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó có 15 - 20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới. Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời. Huy động sự tham gia của xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giáo dục nghề nghiệp, góp phần thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng. Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hoá tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp. Tôn vinh người lao động có kỹ năng, tay nghề cao; ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; ưu tiên quỹ đất sạch dành cho giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các Bộ, ngành Trung ương và địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá, có phân tầng chất lượng, gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Chú trọng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; định kỳ đánh giá, xếp loại chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

  • 10 thành tựu nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.

  • Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1: Tư duy dám nghĩ dám làm

    (Xây dựng) - Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, cùng phương châm “Đào tạo đúng - Đào tạo thật - Nói không với tiêu cực”, Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1 (Bộ Xây dựng) đã từng bước nâng cao “chỉ số hạnh phúc” của cán bộ, giáo viên, học sinh và lấy đây làm mục tiêu phấn đấu lâu dài.

  • Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Năm 2024, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, đạt kết quả đáng ghi nhận, đóng góp thiết thực vào kết quả chung của toàn Ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, viên chức của Ngành và địa phương. Đây cũng là năm đẩy mạnh triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Học viện nhiệm kỳ 2021 - 2025.

  • Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động

    (Xây dựng) - Chi bộ Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Đoàn Thị Điểm được Đảng ủy các đơn vị kinh tế tư nhân thành phố Hạ Long chọn làm điểm chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng cơ sở, bởi có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng Đảng, trong đầu tư vào nghề sư phạm; tiêu biểu là chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy và học tập, đã ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động.

  • Một số điểm mới của Thông tư thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

    (Xây dựng) – Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) với một số điểm mới đáng chú ý.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load