Thứ ba 05/11/2024 01:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

20:40 | 11/08/2023

(Xây dựng) - Trong Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ tháng 8/2023 của tỉnh Quảng Ninh, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức, có nội dung huyện Tiên Yên thông tin tổ chức các hoạt động "Tuần Văn hóa - Thể thao vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV" tại địa phương, còn nhiều người chưa rõ trầm tích văn hóa vùng đất này.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Thùy Dương chủ trì Hội nghị.

Tuần Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (2023), dự kiến diễn ra từ ngày 23/8 đến hết ngày 27/8/2023, tại huyện Tiên Yên với chủ đề: “Tiên Yên - Nơi kết nối sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc Quảng Ninh”. Có sự tham gia của huyện Đình Lập, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn; huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

Khoảng trên 1.000 diễn viên, tuyển thủ xuất sắc tham dự các hoạt động thi đấu các môn thể thao truyền thống của người Thượng, các chương trình biển diễn nghệ thuật tân cổ đặc sắc văn hóa vùng đồng bằng, miền núi và hải đảo. Trong đó, có Hội thi văn hóa ẩm thực, triển lãm thành tựu sản xuất-chế biến sản phẩm OCOP vùng Đông Bắc bộ (Quảng Ninh) gồm: Hội thi vua gà Tiên Yên năm 2023; Hội thi chế biến ẩm thực gà Tiên Yên và Liên hoan ẩm thực đường phố huyện Tiên Yên; Lễ hội nghệ thuật đường phố; Hội chợ OCOP kết hợp thương mại; Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ninh; Hội thi Thể thao các dân tộc tỉnh Quảng Ninh; Đua thuyền truyền thống huyện Tiên Yên. Dự kiến du khách thập phương, khách du lịch trong nước và quốc tế khoảng trên 10 vạn lượt người, đến xem dự hội.

Tiên Yên vùng đất trầm tích văn hóa, từng là trấn lỵ của tỉnh, điểm đầu nét vẽ hình chữ S bản đồ Việt Nam, một vùng đất đắc địa về kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng. Cách đây trên 100 năm, triều đình Huế có sự bảo hộ của Pháp đã xây dựng đường Quốc lộ số 4 gồm 6 tuyến từ 4A-4H dài 770,03km, đây là con đường vành đai II của 7 tỉnh biên giới phía Bắc, biên giới Việt-Trung, km khởi đầu tại bến nước biển Mũi Chùa. Quốc lộ 4B dài 92,3km từ huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đến thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn).

Tiên Yên là cửa biển gần nhất của 6 tỉnh miền núi biên giới vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ, được thông thương bằng Quốc lộ số 4. Trên 100 năm trước, triều đình nhà Nguyễn mà Pháp bảo hộ đã có Dự án xây dựng cảng Mũi Chùa là hải cảng chung cho cả vùng miền núi biên giới phía Bắc. Khi chiến tranh Đông Dương lần thứ I diễn ra thì tạm dừng, trong đó có cả công trình đường sắt Na Dương (Lạng Sơn)- Mũi Chùa (Quảng Ninh).

Trước năm 1950, quân Pháp định xây dựng ở Tiên Yên một căn cứ quân sự lớn trên vùng bán sơn địa, giáp biển Tiên Yên. Khi chiến dịch biên giới thu đông 1950, quân ta giành thắng lợi khai thông đường Quốc lộ số 4 với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, điển hình là chiến thắng Lũng Phầy, Đông Khê, Thất Khê, đèo Bông Lau… Quân Pháp được quân Mỹ tư vấn đã chuyển hướng, xây dựng căn cứ quân sự lớn ở lòng chảo Mường Thanh, trên núi rừng Điện Biên.

Tiên Yên, đất đắc địa có lợi thế về quân sự, giao thông thủy bộ và đường không. trên 100 năm trước, người Pháp đô hộ đã định biến vùng đất này thành thương cảng của cả vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ, một trung tâm Văn hóa - Kinh tế lớn vùng Đông Bắc bộ. Hiện Tiên Yên còn di tích được xếp hạng công trình bệnh viện lớn nhất vùng Đông Bắc bộ, phế tích sân bay ở xã Tiên Lãng, trên 185 di tích phế tích, nhiều di tích được kiểm đếm phân loại. Nhiều ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm vẫn đang được sử dụng.

Tiên Yên, bề dày trầm tích văn hóa có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc đô thị, công trình xây dựng, nếp sống văn minh. Tiên Yên hội tụ nét đẹp các dân tộc miền núi phía Bắc, các dòng họ Việt Nam lâu đời, nay như lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư cả khu vực rộng lớn, gọi chung là khu vực miền Đông của Quảng Ninh. Bản sắc lâu đời của người Tiên Yên là chất phác, nhân hậu, thật thà... (Có câu chuyện truyền miệng kể rằng, ngày trước đến phiên chợ Tiên Yên dễ bắt gặp người thiểu số đi bán mèo, người mua hỏi mèo có hay chuột không, người bán thật thà bảo: Nó hay gà con mới bán, hay chuột thì để mà nuôi chứ!).

Tuần Văn hóa - Thể thao vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh có nhiều hoạt động vui tươi, hấp dẫn du lịch. Người dân sinh sống lâu năm thường có cảm nhận gửi gắm niềm tin Tuần Văn hóa là dịp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, gọi chung là khu vực miền Đông, Quảng Ninh. Mà Tiên Yên là cái nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ.

Một số hình ảnh khác về Tiên Yên trầm tích văn hóa:

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên Phạm Văn Hoài giới thiệu các hoạt động văn hóa - thể thao, dịch vụ du lịch... lịch trình diễn ra tại Tuần Văn hóa - Thể thao vùng Đông Bắc này.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tiên Yên Hoàng Mạnh Hưng cho biết, Tiên Yên là vùng đất đắc địa, trầm tích văn hóa.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ tháng 8/2023.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Ngày 9/5/1961, Bác Hồ gặp mặt quân dân huyện Tiên Yên trên gò đất này.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Nền đất này quân Pháp từng đặt máy chém để hành hình những chiến sỹ cách mạng trung kiên trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Hoạt động văn hóa phố đi bộ Tiên Yên.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Bệnh viện Tiên Yên xây dựng năm 1943.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Chỉ xã Đại Dực.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Vùng Đông Bắc bộ Quảng Ninh có môn bóng đá nữ các dân tộc thiểu số rẻo cao, nét văn hóa độc đáo Việt Nam

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ Quảng Ninh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nôi văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc bộ

Khe Giao nơi thành lập Chi bộ Đảng (10/1948) đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện Tiên Yên.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load