Chủ nhật 05/05/2024 00:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam

10:34 | 27/12/2023

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Tọa đàm do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) tổ chức ngày 26/12.

Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam
Quang cảnh Tọa đàm.

Tham gia Tọa đàm có ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao của Tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu tại Huawei Technologies; Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông; Bà Vũ Thu Hiền – Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số - Cục Tần số vô tuyến điện; Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Công nghệ dịch vụ, Cục Viễn thông; Ông Đoàn Quang Hoan, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp Viettel Telecom, VNPT, MobiFone.

Theo Ban tổ chức, từ năm 2020, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Điều này có thể trở thành hiện thực là nhờ vào tầm nhìn của Chính phủ. 4G và 5G sẽ là dòng chủ lưu về công nghệ trong những năm tới đây. Trong đó, tỷ lệ sử dụng 4G sẽ giảm và 5G ngày một tăng dần. Xu thế của các nước trong khu vực là loại bỏ 2G và 3G để nhường dải tần số cho 4G và 5G.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thử nghiệm 5G ở 55 tỉnh, thành phố. Việt Nam muốn thúc đẩy các công ty nghiên cứu, sản xuất thiết bị đầu cuối kết nối 5G; đồng thời sẽ thí điểm 5G ở khu công nghệ cao, các trường đại học, viện nghiên cứu... 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.

Ông Lê Việt Phú, Chủ nhiệm CLB cho biết: Tọa đàm là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy phát triển 5G tại Việt Nam. Với chủ đề “Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam”, dự báo, đến năm 2030, 5G dự kiến đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD. Đến năm 2025, 5G có khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3 - 7,4% bởi công nghệ này có thể nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, 5G còn góp phần phát triển về mặt xã hội và kỹ năng số của người dân Việt Nam, từ đó tạo ra những công việc liên quan tới khoa học, công nghệ, môi trường, sản xuất.

Tuy nhiên, trước mắt 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng bởi trong vài năm tới, 4G vẫn là mạng phổ biến. Chúng ta thấy rằng sau thời kỳ đại dịch, mọi người chuyển dần sang thói quen làm việc online nên yêu cầu về mạng băng rộng di động rất lớn, cần mở rộng dung lượng mạng 4G. Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn.

Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam
Ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao tiếp thị Huawei Technologies.

Trao đổi tại Tọa đàm, ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu của Huawei Technologies cập nhật tình hình triển khai 5G trên thế giới và kinh nghiệm triển khai 5G. Theo ông Hidetaka Shiraishi, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ứng dụng thành công của 5G trong các ngành công nghiệp và những tác động tích cực của 5G đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây, trên toàn thế giới đã chứng kiến một sự chuyển đổi, chính xác hơn là chuyển đổi số. Hành vi của khách hàng đã thay đổi và tất nhiên, đại dịch đã có những tác động to lớn với cuộc sống của mọi người. Trong cách chúng ta làm việc, trong cách chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông và giải trí, tất nhiên là cả trong cách tất cả chúng ta sống cuộc sống của mình. Thông tin và cụ thể hơn là dữ liệu, cách được truyền đạt, cách được truyền đi, số lượng được truyền đi và dễ dàng như thế nào, nó được tiêu thụ như thế nào và cuối cùng nó được sử dụng như thế nào.

Chính điều này đã tạo ra một sự thay đổi mô hình, đó là chuyển đổi số và sự trỗi dậy của nền kinh tế số, với dữ liệu là tài nguyên cốt lõi mới. Các nền kinh tế truyền thống được xây dựng và dựa vào các nguồn tài nguyên chính như quặng, khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch, đã thúc đẩy sự tiến bộ trong cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp hóa và giúp tiến tới những đổi mới công nghệ như động cơ đốt trong. Trong khi đó, nền kinh tế số đang sử dụng dữ liệu và rất nhiều dữ liệu. Và 5G đã cho thấy chính là một yếu tố quan trọng cho sự chuyển đổi này từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế kỹ thuật số một cách rõ rệt hơn.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà dữ liệu được truyền đi không còn được đo bằng megabits mỗi giây, mà bằng Gigabits mỗi giây. Điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với người tiêu dùng băng thông rộng di động, mà còn đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Các ngành công nghiệp khác nhau đã tích hợp dịch vụ đám mây vào hoạt động của họ, các nền tảng video lan truyền như TikTok đã chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ và các lĩnh vực truyền thống như Chính phủ, giao thông vận tải, sản xuất và logistics được vận hành thông minh đã cho thấy thực tế về khả năng tăng cả hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả năng lượng. Tất cả những giá trị này đã, đang và sẽ tiếp tục có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

5G là một yếu tố quan trọng của chuyển đổi số nhưng thực tế, 5G thậm chí còn có nhiều giá trị hơn thế. Thực tế, 5G đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. 5G đã được ghi nhận rất thành công ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục thành công trên toàn thế giới, trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và công nghiệp. Nhiều việc làm mới được tạo ra. Sản lượng kinh tế tăng trưởng ổn định. Tốc độ sử dụng dữ liệu cũng tăng theo cấp số nhân, được đo bằng Gigabit. Các loại hình kinh doanh mới đang hình thành, như dịch vụ giao đồ ăn, thương mại điện tử bằng các dịch vụ truyền phát trực tiếp livestream và các dịch vụ xe công nghệ đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta có thể thấy nhiều ứng dụng 5G trong các ngành công nghiệp rất thành công các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin có thể và sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững.

5G tại Thái Lan được xem là chiến lược quốc gia, trước đây 4G ở Thái lan triển khai sau Malaysia 4 năm tuy nhiên 5G Thái lan triển khai năm 2020 đúng thời điển Malaysia triển khai. Hiện tại, Thái lan đã phủ sóng 5G tại 77 tỉnh thành, từ các khu đô thị, các thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng vành đai kinh tế phía Đông. Sự nỗ lực của cơ quan Chính phủ, các nhà mạng và các ngành đã đêm lại thành công trong phủ sóng 5G. Trong vòng 3 năm qua doanh thu của các cơ quan sử dụng 5G ở Thái Lan đã tăng từ 21 lên 52%. Ở Thái lan, đã có 152 thiết bị đầu cuối, có các dịch vụ 4k, icloud… 5G chính là cơ hội tạo ra dịch vụ số hóa cho các ngành. Doanh thu từ 5G mang lại tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch. Xu hướng tiêu dùng cũng có sự thay đổi, doanh thu từ thuê bao trả sau đã tăng từ 21 lên 53%. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ 5G.

Ví dụ điển hình là nhà mạng AIS đã đạt mức doanh thu 5 triệu đô, dự đoán đến năm 2025 nhà mạng này sẽ đạt doanh thu 20 triệu đô. Nhờ 5G hệ thống giám sát đã được tăng cường nâng cao hiệu suất. Các phương tiện không người lái đã được sử dụng tại môi trường bệnh viện tránh phơi nhiễm cho nhân viên tại bệnh viện.

Tại Hồng Kông, 5G đã sử dụng trong cảng thông minh. Từ cách mà container hàng hóa đang được xử lý từ khi cập cảng, cần cẩu và các phương tiện cơ giới khác là thiết bị chính trong bến cảng. Và các vấn đề hiện tại đối với các cảng nói chung đều có liên quan đến xe nâng RTG, xe tải và hệ thống giám sát CCTV. 5G là một giải pháp thiết yếu có thể giúp hiện đại hóa các cảng trên toàn thế giới và cải thiện đáng kể hiệu quả và giảm chi phí vận hành.

Tại Thái Lan 5G là bệnh viện thông minh ở Bangkok. Bệnh viện đã triển khai một số giải pháp sáng tạo sử dụng kết nối 5G để ra mắt các dịch vụ như xe cứu thương thông minh cho phép các bác sỹ giao tiếp qua video di động trực tiếp và thực hiện chẩn đoán chính xác từ xa trong khi bệnh nhân đang được vận chuyển đến bệnh viện, tư vấn và phẫu thuật từ xa và các phương tiện không người lái có thể vận chuyển thuốc men và các vật tư y tế khác tới những nhân viên có nguy cơ bị phơi nhiễm. Dự án này được hỗ trợ bởi Chính phủ, nơi ưu tiên mạnh mẽ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đang xem xét mở rộng ứng dụng này trên toàn quốc.

Tiếp theo, chúng ta có một ứng dụng khác chứng minh cách 5G đang được sử dụng trong các tình huống du lịch và giải trí, điển hình là bãi biển Pattaya, Thái Lan. Chính quyền địa phương đã triển khai các ứng dụng mới trên mạng 5G giúp cải thiện đáng kể việc quản lý và giám sát từ dự báo thời tiết, quản lý giao thông, an ninh bãi biển và tất nhiên, kết nối băng thông rộng di động được tăng cường và siêu nhanh cho mọi người đến bãi biển.

Cơ sở khí hóa lỏng ngoài khơi được kết nối 5G ở Malaysia đã được sử dụng để triển khai các giải pháp sáng tạo như mũ bảo hiểm trợ lý AR với độ trễ cực thấp, hệ thống giám sát CCTV thời gian thực. Nhờ đó có thể gia tăng đáng kể về hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ở Indonesia, chủ sở hữu mỏ PAMA đã làm việc cùng với nhà cung cấp dịch vụ khai thác mỏ cũng như các nhà mạng địa phương để phát triển các giải pháp phù hợp với kịch bản của họ. Cụ thể các giải pháp như lập kế hoạch cho thời gian chạy của xe tải thông minh, giám sát mức tiêu thụ nhiên liệu và giám sát sự tỉnh táo của lái xe đều được phát triển bằng cách khai thác đầy đủ tiềm năng của 5G.

Thông điệp cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là không có thành công nào mà tôi đã chia sẻ trong suốt bài thuyết trình trên có thể có đạt được nếu không có sự hợp tác và tham gia từ tất cả các đối tác và tổ chức liên quan. Lãnh đạo ngành và sự cam kết làm việc cùng nhau đang và sẽ tiếp tục là điều cần thiết và chắc chắn sẽ giúp kinh tế xã hội tăng trưởng bền vững và thịnh vượng.

Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam
Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện.

Trả lời những ý kiến liên quan tới chính sách cho 5G đã được chuẩn bị như thế nào? Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, hiện nay các quy định pháp luật của chúng ta đã đầy đủ và hoàn thiện để triển khai đấu giá 5G. Bộ TT&TT dự định sẽ đấu giá trước băng tần tầm trung cho 5G và hiện nay chúng tôi đang triển khai rồi. Dự kiến tháng 1/2024, Bộ TT&TT sẽ công bố phương án tổ chức đấu giá để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia. Hy vọng cuộc đấu giá sẽ thành công tốt đẹp và kết thúc vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024.

Lý do chúng tôi lựa chọn đấu giá trước với băng tần mid band – tầm trung là bởi giai đoạn đầu triển khai 5G, băng tần mid band là băng tần quan trọng nhất, nó sẽ giúp bổ trợ, giảm tắc nghẽn cho 4G và chúng ta đang cần rất nhiều băng thông di động rộng. Cũng vì lý do đó, trên thế giới, Hiệp hội Di động toàn cầu cũng đã thống kê và đánh giá, trên thế giới có 71% các mạng 5G đã triển khai nằm ở băng tần tầm trung này.

Sau khi đấu giá xong băng tần tầm trung, Bộ TT&TT sẽ tích cực đánh giá nhu cầu của thị trường để thực hiện việc đấu giá tiếp các băng tần khác. Về quy hoạch, chúng ta đã có các băng tần khác cho 5G, ví dụ như băng tần thấp 700MHZ, băng tần cao 26GHZ, đó là những băng tần trong tương lai Việt Nam sẽ xem xét để cấp phép cho 5G.

Mục tiêu đặt ra trong lần đầu giá tần số 5G sắp tới, mục tiêu của chúng ta cũng chính là muốn Việt Nam sớm có được băng tần 5G để cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng đến người dân, giúp cho việc phát triển hạ tầng số Việt Nam.

Một mục tiêu nữa là, chúng ta cấp phép bằng hình thức đấu giá để bảo đảm tính cạnh tranh của cuộc đấu giá, đồng thời bảo đảm tạo lập được một thị trường viễn thông di động hài hòa, cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thương mại hóa 5, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng công nghệ dịch vụ, Cục Viễn thông.

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng công nghệ dịch vụ, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết: 5G rất quan trọng, là hạ tầng mang tính kết nối các công nghệ số để triển khai hạ tầng số, bao gồm các phần cơ bản để đáp ứng nhu cầu kết nối công nghệ số. Hai nội dung cơ bản nhất của hạ tầng là accessibility và connectivity (tiếp cận và kết nối), liên thông đến tất cả lĩnh vực và tiếp cận, sử dụng hạ tầng công nghệ.

Hiện nay có nhiều điều kiện cấp phép 5G, chẳng hạn, điều kiện vốn đầu tư tuân theo Nghị định 25, điều kiện tiếp cận hạ tầng, vùng phủ sóng rộng trên toàn quốc, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tương ứng cho Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ TT&TT ban hành liên quan đến IoT, truy nhập băng rộng 5G...

Hạ tầng 5G khác với hạ tầng 3G, 4G: Doanh nghiệp 3G, 4G có thể tạo ra dịch vụ truy cập Internet để người dùng sử dụng. Hạ tầng 5G tương đối khác, nó giống như hạ tầng mở có nhiều nhà phát triển để triển khai các ứng dụng trên hạ tầng đó. Đây mới là yếu tố quan trọng. Nếu doanh nghiệp không trúng thầu, họ đều có cơ hội vì Luật Viễn thông lần đầu tiên có quy định về khái niệm bán buôn, buộc doanh nghiệp hạ tầng mở mạng cho sự phát triên của các ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm số.

Đối với doanh nghiệp không trúng thầu, bây giờ là sự kết hợp ứng dụng trên thực tế. Không nhất thiết phải có băng tần, các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau. Mỗi người đóng góp một phần nào đó để tạo ra ứng dụng giúp ích cho phát triển kinh tế xã hội.

Công nghệ 5G đã thương mại hóa ở nhiều nước trên thế giới và đang là xu hướng tất yếu của thông tin di động. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng này. Việc chọn thời điểm để Việt Nam thương mại hoá 5G vào năm 2024 tôi cho là rất phù hợp, không đi đầu nhưng cũng không quá muộn.

Để thương mại hóa 5G, việc đầu tiên Nhà nước cần làm là cấp phép sử dụng băng tần chính thức cho các doanh nghiệp để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ. Cấp phép băng tần 5G phải thực hiện bằng hình thức đáu giá tần số. Đây không phải là chính sách mới hoàn toàn mà đã quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 nhằm hai mục tiêu: Minh bạch hóa quy trình cấp phép tần số quý hiếm và thu tiền sử dụng tài nguyên cho ngân sách. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là minh bạch quy trình để cấp phép sử dụng cho những doanh nghiệp đủ năng lực sử dụng hiệu quả tài nguyên quý hiếm này, đảm bảo cho thị trường thông tin di động phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, trước hết Nhà nước nên quy hoạch để có từ 3-4 khối tần số ở mỗi đoạn băng tần thấp, trung bình và cao cho thị trường. Việc đấu giá nên thực hiện đồng thời cho các khối trong mỗi đoạn băng tần. Như vậy, để các doanh nghiệp lớn đang cạnh tranh trên thị trường có được cơ hội và điều kiện cạnh tranh bình đẳng.

Mặt khác, làm như vậy cũng tránh được việc đẩy giá tần số lên quá cao, nếu đấu giá và cấp phép 1 khối tần số 5G trong khi các khối khác chưa sẵn sàng. Thế giới đã có bài học về giá tần số khi đấu giá tần số cho 3G đầu những năm 2000. Nhiều nhà mạng không còn khả năng đầu tư mạng lưới sau khi thắng đấu giá tần số.

Một trong những mục tiêu khi nghiên cứu và triển khai công nghệ 5G là khả năng cung cấp dịch vụ Internet vạn vật IOT với mật độ cao, độ trễ thấp. Vì vậy, nó trông đợi được sử dụng một cách hiệu quả trong các nhà máy hiện đại, trong các khu công nghiệp lớn.

Mai Nam Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Từ 1/7 dùng tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ hành chính công

    Bộ Công an đã hoàn thành, vượt chỉ tiêu triển khai 12 tiện ích trên VNeID, với hơn 1,5 triệu lượt truy cập, sử dụng các tiện ích VNeID hằng ngày.

  • Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

    (Xây dựng) - Năm 2024, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn trở thành doanh nghiệp quốc phòng toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024. Đây là 1 trong các thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng mà Viettel hướng tới.

  • Tăng cường hợp tác giữa Hải Phòng và Hàn Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hàn Quốc, ngày 26/6, ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành uỷ thành phố Hải Phòng làm việc với ông Oh Sang Rok - Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc – KIST nhằm đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực khoc học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

  • Tăng cường truyền thông chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) – Để góp phần khẳng định và lan tỏa vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách KH,CN&ĐMST của Bộ và ngành KH&CN một cách toàn diện, hiệu quả; đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các Luật KH&CN thời gian tới…

  • Bỉ xây dựng đảo năng lượng tái tạo đầu tiên trên thế giới

    Bỉ đang xây dựng một hòn đảo năng lượng ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Hòn đảo mang tên Princesse Elisabeth (Công chúa Elisabeth) này sẽ kết nối các trang trại điện gió ở Biển Bắc với đất liền, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền tải điện xanh.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu đã ứng dụng "app BR-VT Smart”

    (Xây dựng) - Từ 8 giờ sáng 25/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức đưa vào vận hành Mini app Zalo (app BR-VT Smart). Như vậy, người dân, doanh nghiệp, cán bộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu có thể sử dụng ứng dụng mini app Zalo “app BR-VT Smart” trên ứng dụng Zalo để được hướng dẫn các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến một phần, toàn trình của tỉnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load