Thứ sáu 03/01/2025 00:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

“Thương anh” - Bản tình ca chống “giặc lửa” độc đáo

22:01 | 15/12/2021

(Xây dựng) - “Chỉ trong vòng một tháng (từ 13/11 - 12/12/2021), Báo Xây dựng đã có 2 giải thưởng báo chí và nghệ thuật danh giá: Báo Xây dựng đoạt Giải C - Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba năm 2020 – 2021; Giải Nhất Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (ca khúc chống giặc lửa) - hai mối hiểm nguy từng phút, từng giây đe dọa cuộc sống an bình của người dân, cũng như toàn xã hội”!

thuong anh ban tinh ca chong giac lua doc dao
Đại diện Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất trong cuộc thi sáng tác Văn học nghệ thuật về lực lượng cảnh sát PCCC (Nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng nhận giải Nhất đứng giữa).

Nhà báo Tào Khánh Hưng chưa bao giờ là nhà thơ hay nhạc sỹ chuyên nghiệp, nhưng khoảng 4 năm nay, anh đã cho ra đời một số tác phẩm thơ - nhạc lôi cuốn người đọc cũng như khán thính giả khi được nhiều báo, đài phát thanh - truyền hình ở Trung ương lẫn địa phương in ấn, phát trực tiếp vào các dịp có sự kiện chính trị lớn của cả nước cũng như ở địa phương mà bài hát được ra đời từ chất liệu âm nhạc (khởi nguồn và thăng hoa) từ đấy. Đặc biệt nhất là Chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam – VOV chào mừng Khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 (vào trưa ngày khai mạc 26/01/2021): Ca khúc “Về Hà Nam anh nhé” của tác giả Tào Khánh Hưng là câu chuyện về quê hương người vẽ cờ Tổ quốc của Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến, đã được chọn phát sóng cùng bài hát “Bài ca xuân 1969” (Thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu – 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh) do Nhạc sỹ Huy Thục phổ nhạc. Rồi trong chương trình ca nhạc tri ân Liệt sỹ lúc 9 giờ 30’ sáng ngày 27/7/2021 của VOV, ca khúc “Cha ở đâu?” cũng của Tào Khánh Hưng, được hát vang cùng các ca khúc nổi tiếng khác như: “Cỏ non Thành Cổ” của Tân Huyền, “Bài ca không quên” của Phạm Minh Tuấn, “Miền xa thẳm” của Đức Trịnh, “Màu hoa đỏ” của Thuận Yến.

thuong anh ban tinh ca chong giac lua doc dao

Mới nhất, tại lễ trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và 20 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” - 04/10/2021, bài hát “Thương anh” của Tào Khánh Hưng đã đoạt giải Nhất.

Lý do để bài hát đạt giải cao, vượt lên trên hàng trăm ca khúc cùng các tác giả, trong đó có rất nhiều tác giả chuyên nghiệp, nhạc sỹ tài danh của cả nước dự thi; là tính độc đáo của ca khúc này.

"Thương anh" là bài hát cổ vũ lực lượng chuyên nghiệp (lẫn bán chuyên trách tại cơ sở) thường trực chống “giặc lửa”. Lửa luôn là hung thần nguy hiểm có thể hủy diệt sự sống, được nhân loại xưa nay luôn xếp nó thứ 2 sau “thủy” trong 4 mối đe doạ lớn, khó lường là “thủy - hỏa - đạo - tặc” (4 tai họa thường xuyên, có thể xảy ra trong cuộc sống bất cứ lúc nào, cùng sức tàn phá mạnh mẽ, rất đáng quan ngại và cũng là khó phòng tránh nhất). Thế mà Tào Khánh Hưng đã xây dựng ca khúc “Thương anh” bằng một cảm hứng nghệ thuật đầy tính trữ tình. Rất mừng là tác phẩm âm nhạc này đã đạt tới độ sâu lắng, đi vào lòng người bằng con đường gần như “ngược lối mòn xưa nay” (thông thường, các nhạc sỹ hay chọn loại hình sáng tác thuận lợi, phù hợp là hành khúc, hoặc tráng ca, để phản ánh về lĩnh vực nóng bỏng, khốc liệt này hơn là dòng nhạc trữ tình).

“Em sợ nắng nóng nơi anh

Trời đổ lửa, mồ hôi ai mặn chát

Những cơn gió nơi anh bỏng rát

Rừng cây khô, khát cơn mưa”.

Giữa biển lửa sẵn sàng thiêu trụi mọi thứ, thì người chiến sỹ phòng cháy chữa cháy (PCCC) luôn đối mặt với cái chết, có thể bỏng rát, tàn phế. Còn có thứ gì nguy hiểm để chia sẻ và cảm thương hơn - nhất là với người đó lại là người thân yêu nhất của mình? Bài hát cất lên từ những ca từ yêu thương thực sự ruột rà như của một cô em gái, bạn gái, hay người vợ trẻ gửi người anh trai, người yêu, người chồng từng phút từng giây đang trực chiến, bất kỳ thời khắc nào cũng sẵn sàng lao ra vật lộn với giặc lửa. Để rồi có thể phút trước anh còn nguyên hình hài, thì phút sau thân mình chắc gì vẫn được nguyên vẹn nữa để trở về cuộc sống bình thường như bao người khác? Đây là mối nguy hiện hữu, thường trực ở mỗi chiến sỹ PCCC.

Bài hát không dừng lại ở những ca từ, giai điệu ngọt ngào như phần mở đầu. Nó thực sự lắng đọng, đầy yêu thương, mà trên hết là cả sự lo âu, thông cảm. Nên khi khúc ca vừa cất lên là thấm ngay tận tâm tưởng người nghe, khiến mỗi chúng ta đều không khỏi rưng rưng trước sinh mệnh người chiến sỹ lúc nào cũng phải trực chờ nguy hiểm.

thuong anh ban tinh ca chong giac lua doc dao

"Kẻng báo cháy, rầm rập những bước chân

Xe màu đỏ, hú còi vượt trước

Lao vào lửa anh là người đi trước

Vòi rồng giương cao dập lửa dưới chân người".

Đây là đoạn cao trào, miêu tả tỉ mỉ cuộc chiến đấu ngoan cường của đơn vị cùng anh (nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ lẫn nhạc phẩm) ra trận: từ phương tiện, vai trò không khác các loại “vũ khí”, đến mọi động tác nghiệp vụ, kỹ thuật thuần thục của các chiến sỹ, nhanh như chớp giữa biển lửa nơi trận tiền.

"Da sạm đen, mặt lấm lem tro bụi

Anh giữ rừng, giữ nguồn sống của dân

Thấy tin về, em nước mắt rưng rưng

Thương đến thắt lòng, thương lắm anh ơi!"

Đến đây, nét nhạc quay lại âm hưởng trữ tình, đằm thắm, yêu thương nhất (“Thấy tin về, em nước mắt rưng rưng/ Thương đến thắt lòng, thương lắm anh ơi!"), được đan cài rất khéo ngay sau đoạn cao trào vút cao thể hiện cuộc vật lộn sinh tử với giặc lửa (“Kẻng báo cháy, rầm rập những bước chân/ Xe màu đỏ, hú còi vượt trước/ Lao vào lửa anh là người đi trước/ Vòi rồng giương cao dập lửa dưới chân người"); khiến bài hát càng thêm lắng đọng, gieo bao suy tư, thổn thức trong trái tim người nghe.

thuong anh ban tinh ca chong giac lua doc dao

Khổ thơ tiếp theo:

“Mong bình yên sau mỗi chuyến anh đi

Rừng hết cháy, đất trời đêm yên giấc

Để anh bớt đi bao khó nhọc

Cùng đồng đội trở về... vẹn nguyên”

Đây đúng hơn là lời cầu khẩn, ngóng trông, chờ mong da diết không cứ chỉ người thân mà là của tất cả mọi công dân gửi gắm nơi trọng trách người chiến sỹ PCCC. Mong cho các anh, mong cho mọi vùng miền đất nước, luôn được an bình.

Đoạn kết:

“Anh và em là cây nhỏ trong rừng cây xanh lá

Giữ cho rừng mãi mãi tươi xanh

Để mưa nắng giao hòa cây cỏ

Để suối hát không còn mưa lũ

Mỗi độ xuân về cây ra lá, đơm hoa.”

Những câu thơ (ca từ) mượt mà nhất có thể, được sử dụng như một khúc hoan ca; phô diễn vẻ hoàn hảo của nét nhạc tươi vui, diễm tình. Đoạn kết cũng là lời kêu gọi mọi người hãy luôn cảnh giác với giặc lửa, chung tay bảo vệ bằng được rừng, bảo vệ môi trường sống "Để suối hát không còn mưa lũ/ Mỗi độ xuân về cây ra lá, đơm hoa” khắp mọi nhà, khắp quê hương, đất nước...

Ngay sau Lễ trao giải, tôi đã chia vui cùng Tào Khánh Hưng trên trang cá nhân của Nhà báo: “Tôi nhận được tin bài hát “Thương anh” đoạt giải Nhất từ thứ 6 tuần trước. Lòng lâng lâng mừng vui cho anh bạn: TÀI, TÂM & có cả TRỜI cho nữa! Hôm nay thì thấy được cả hình ảnh tác giả nhận giải. Thật danh giá! Chúc mừng Thi - nhạc sỹ, nhà báo Tào Khánh Hưng. Bởi Tào Khánh Hưng (“Hưng Khánh”), luôn làm nhạc ngay trên chính lời thơ của mình. Mỗi bản ca từ trong từng bài hát, là một bài thơ khá hay. Hay từ hình ảnh, cấu tứ cũng như cách “hành thơ” rất chi... “thi sỹ”! Chúc mừng Báo Xây dựng, chỉ trong vòng một tháng (từ 13/11 - đến 12/12/2021) đã có 2 giải thưởng báo chí và nghệ thuật danh giá: Báo Xây dựng đoạt Giải C - Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ ba năm 2020-2021 và giải Nhất Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng PCCC và CNCH (ca khúc - âm nhạc chống giặc lửa) - hai mối nguy từng phút từng giây đe dọa cuộc sống an bình của người dân, cũng như toàn xã hội...

Lê Quang Vinh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load