Thứ ba 05/11/2024 07:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung điện tử      

09:11 | 06/08/2022

(Xây dựng) - Chiều 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Roh Tae-Moon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử (Hàn Quốc) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

thu tuong pham minh chinh tiep tong giam doc tap doan samsung dien tu
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung điện tử.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng chia sẻ một số thông tin cập nhật về tình hình kinh tế - xã hội, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập và đối ngoại của Việt Nam, bày tỏ vui mừng trước quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển thực chất, toàn diện, vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ), năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt 78 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam với 9.383 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 80 tỷ USD. Trong tổng thể mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, hợp tác đầu tư của Samsung là điển hình tốt đẹp và hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Nhấn mạnh tinh thần hợp tác "chân thành, tin cậy, hiệu quả", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cân đối lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Samsung nói riêng, xem xét nghiêm túc và tích cực giải quyết các kiến nghị của Samsung, trong đó có việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục góp ý về thể chế, cơ chế, chính sách và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh, coi Việt Nam là cứ điểm quan trọng, chiến lược toàn cầu toàn diện hơn nữa về sản xuất, nghiên cứu - phát triển các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, thiết thực kỷ niệm dịp 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc (1992-2022), góp phần đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục nghiên cứu mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn – 1 trong 3 mảng hoạt động thế mạnh của Tập đoàn, cùng với 2 mảng thiết bị di động và điện tử gia dụng đã hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, góp phần khép kín "chuỗi sản xuất" trong lĩnh vực điện, điện tử của Tập đoàn tại Việt Nam; nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2022.

Đồng thời, Samsung tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đào tạo, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam để thời gian tới có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng, hệ sinh thái phát triển của Samsung, qua đó tăng cường tỉ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng sản xuất trong nước; tăng cường đào tạo và sử dụng nhân lực người Việt Nam cho các vị trí cấp cao.

Trong bối cảnh dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tái cơ cấu đầu tư và tái định vị lại chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, Thủ tướng đề nghị Samsung hỗ trợ và là cây cầu đưa các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung đến Việt Nam đầu tư trong thời gian tới, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử cho biết cảm nhận về sự thay đổi tích cực, nhanh chóng của Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực, giải pháp và những thành quả của Việt Nam trong phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, cảm ơn sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam giúp Samsung vượt qua những khó khăn do dịch bệnh vừa qua, đồng thời tạo môi trường hoạt động rất tốt cho doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử cho biết 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt mức 34,3 tỷ USD, tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, đầu tư thêm 3,3 tỷ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Tập đoàn đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên; dự kiến khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đầu năm 2023, đây là trung tâm R&D của Tập đoàn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á, hiện đã hoàn thành khoảng 85%.

Ông cho biết Samsung dự kiến hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho 50 doanh nghiệp Việt Nam thông qua phát triển mô hình nhà máy thông minh; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu của Việt Nam; đề nghị phía Việt Nam tiếp tục quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; giới thiệu về thế mạnh và các hoạt động của Hàn Quốc trong việc vận động đăng cai Triển lãm thế giới EXPO 2030.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load