Thứ ba 05/11/2024 05:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Thủ tướng Chính phủ dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ

10:06 | 28/11/2023

(Xây dựng) – Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ
Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam.

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, từ một Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ được thành lập với 15 hội viên ban đầu, đến nay trở thành Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố, tập hợp gần 19 nghìn hội viên doanh nhân trẻ. Hoạt động của Hội đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định là một trong các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp uy tín, có tầm ảnh hưởng tốt đẹp không chỉ đối với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nhiều chương trình ý nghĩa được tổ chức trong thời gian qua gắn với thương hiệu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam như: Giải thưởng Sao Vàng đất Việt tôn vinh thương hiệu Việt Nam tiêu biểu, Giải thưởng Sao Đỏ tôn vinh Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu,... Đặc biệt, việc tham gia Hội Doanh nhân trẻ ASEAN, Hội Doanh nhân trẻ Châu Á - Thái Bình Dương là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định vị thế và hình ảnh của doanh nhân trẻ Việt Nam đối với cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.

Sự nỗ lực, trưởng thành và lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân trẻ Việt Nam đã tạo sự cộng hưởng, lan toả năng lượng tích cực tới cộng đồng doanh nhân Việt Nam nói chung.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các doanh nhân trẻ, phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, sau hơn 36 năm đổi mới, đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 409 tỷ USD, tăng khoảng 51 lần. Đặc biệt, giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam lọt nhóm 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới.

Thủ tướng nêu rõ, ngày nay, Việt Nam đã khẳng định được mình, vượt mọi thác ghềnh, vươn ra thế giới, như Tổng Bí thư đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Thủ tướng khẳng định, trong thành tựu chung của đất nước là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị vào cuộc, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, bạn bè quốc tế, trong đó có sự đóng góp tích cực của đội ngũ doanh nhân nói chung, doanh nhân trẻ Việt Nam nói riêng.

Thủ tướng nhấn mạnh, đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, một trong những nhân tố để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Từ thành công trong xây dựng phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng, có 5 bài học cơ bản là: Giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân làm nên lịch sử; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; đại đoàn kết toàn dân tộc; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh.

Theo Thủ tướng, Việt Nam kiên định xây dựng đất nước dựa trên 3 trụ cột chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cùng với đó, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất hiệu quả; chính sách quốc phòng “4 không”.

Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19. Sự nỗ lực, trưởng thành và lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân trẻ Việt Nam đã tạo sự cộng hưởng, lan tỏa năng lượng tích cực tới cộng đồng doanh nhân Việt Nam nói chung.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; biểu dương và ghi nhận Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đoàn kết, lãnh đạo, dẫn dắt phong trào Doanh nhân trẻ trong 30 năm qua.

Phân tích tình hình thế giới thời gian tới; cho rằng, thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen; cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trẻ nói riêng hiện nay phải đối mặt nhiều thách thức, song tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nghiệp trẻ sẽ vượt qua.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tiếp tục thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện mọi nguồn lực thuộc về nhân dân; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là kiến tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng bức phù điêu cho Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Chính phủ chung tay phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và đủ sức chống chịu với cú sốc bên ngoài; tập trung vào 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, với “cơ chế chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh”.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới; tiếp tục đồng hành cùng đội ngũ doanh nhân và doanh nhân trẻ; tiếp tục hoàn thiện thể chế, bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Chính phủ cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, thông thoáng và minh bạch; bãi bỏ, không ban hành mới các rào cản, quy định về điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trẻ tiếp tục tận dụng tối đa lợi thế “sức trẻ”, xung kích đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; mong muốn các doanh nghiệp trẻ nâng cao năng lực, phẩm chất, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân; không ngừng học hỏi, chủ động trang bị cho mình kiến thức, điều kiện, bản lĩnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn tầm khu vực và quốc tế; tăng cường liên kết hợp tác với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nâng tầm vị thế của doanh nghiệp Việt Nam.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát huy thật hiệu quả vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trẻ tăng cường kết nối, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, tiên phong trong đổi mới, sáng tạo và làm tốt công tác tư vấn, phản biện hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; luôn tạo điều kiện để doanh nhân trẻ đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tin tưởng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ khó khăn và ủng hộ Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong các chỉ đạo điều hành để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, nắm bắt cơ hội mới, vận hội mới, nâng cao năng lực nội sinh, góp phần vào xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Diệp Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load