Chủ nhật 26/01/2025 22:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

10:15 | 09/12/2024

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, đang chuẩn bị vào mùa khô, mực nước tại nhiều hồ chứa ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên ở mức thấp hơn mực nước dâng bình thường, những tháng đầu năm 2025 có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ, nhất là tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, tại Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để chủ động phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo rà soát, đánh giá khả năng nguồn nước, xây dựng phương án sử dụng nguồn nước phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt của nhân dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, thủy văn, nguồn nước, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung, Tây Nguyên để các cơ quan chức năng, địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, không để xảy ra bị động, bất ngờ.

b) Tổ chức thu thập thông tin về tình hình nguồn nước, vận hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khai thác sử dụng nước của các nước ở thượng nguồn các sông xuyên biên giới để phục vụ công tác dự báo nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long và một số hồ chứa lớn ở Bắc Bộ.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn việc vận hành điều tiết các hồ chứa nước để chủ động dự trữ nước phục vụ sinh hoạt, phát điện, sản xuất nông nghiệp, nhất là trong các tháng cao điểm nắng nóng.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tổ chức theo dõi, chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và UBND cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo vận hành linh hoạt, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm.

4. Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân, khai thác tối đa hiệu quả nguồn điện từ các nhà máy thủy điện phù hợp với kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

5. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Tổ chức theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn; xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó hướng dẫn người dân chủ động dự trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, kiên quyết không đề người dân thiếu nước sinh hoạt.

6. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý Nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân.

7. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao...

Anh Thư

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cồn Cỏ (Quảng Trị): Dấu ấn năm 2024

    (Xây dựng) - Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, là địa danh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ; là “vọng gác tiền tiêu” nơi cửa ngõ phía Nam vịnh Bắc Bộ. Năm 2024, Cồn Cỏ diễn ra nhiều sự kiện, dấu ấn lịch sử khó quên.

  • Đề xuất cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035

    (Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035.

  • Hà Nội: Điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025”

    (Xây dựng) – Ngày 24/1, Sở Giao thông vận tải có Thông báo số 158/TB-SGTVT về việc điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ tổ chức Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025”, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

  • Giải bài toán sắm Tết thảnh thơi, vui xuân an nhàn cho các gia đình hiện đại

    (Xây dựng) - “Dẹp gánh” lo âu đặt đơn online hỏa tốc mà không có người giao hàng hay dành nhiều tiếng đồng hồ để vừa “chống chọi” với tắc đường vừa sắm Tết, những ngày này, các TTTM quy tụ hàng trăm thương hiệu uy tín từ thời trang, gia dụng đến quà bánh Tết được xem là ưu tiên hàng đầu, giúp các gia đình giải bài toán sắm Tết thảnh thơi với đa dạng trải nghiệm và không khí xuân ngập tràn.

  • Trần Vũ Bình – Quá nửa đời tận tụy với di sản Biệt động Sài Gòn

    (Xây dựng) - Nếu như thời chiến tranh, đội quân “Biệt động Sài Gòn” khiến cho kẻ thù chỉ vừa nghe tên thôi đã khiếp sợ, thì trong thời bình một con người thầm lặng, bình dị mang tên Trần Vũ Bình lại khiến cho bao nhiêu người phải “ngả mũ” cảm phục bởi sự nhẫn nại, hy sinh, dành trọn tâm huyết, tuổi trẻ để gìn giữ cho muôn đời sau chuỗi di sản vô cùng quý giá và không kém phần đặc biệt, gắn liền với những chiến tích hào hùng của các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn năm ấy.

  • Nho Quan (Ninh Bình): Đạt kết quả trong đầu tư, xây dựng

    (Xây dựng) - Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng huyện Nho Quan (Ninh Bình) đạt kết quả tích cực trong công tác đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 10/10 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load