Thứ sáu 03/01/2025 04:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

"Thiên đường thu nhỏ" giữa lòng Cố đô Huế

08:24 | 03/11/2022

Nhà vườn An Hiên được xem là ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế. Vườn hoa thơm trái ngọt, không khí trong lành nơi đây hấp dẫn nhiều du khách về khám phá, trải nghiệm văn hóa đất cố đô.

thien duong thu nho giua long co do hue

Từ TP Huế, đi dọc theo bờ bắc sông Hương, hướng về Kim Long, ngôi nhà vườn An Hiên nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, hướng mặt ra sông, gần danh thắng chùa Thiên Mụ.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ đến di sản, đền đài lăng tẩm và không thể quên được nhà vườn - một trong những điểm đến nổi tiếng mà ai từng bước chân đến du khách sẽ rất khó quên.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhà vườn An Hiên nổi tiếng bởi câu chuyện lịch sử tạo nên tiếng tăm cho đến vị chủ nhân và những tác phẩm viết về nó. Nhà vườn được dựng vào cuối thế kỷ 19 bởi chủ nhân Phạm Đăng Thập - một vị quan dưới triều Nguyễn.

thien duong thu nho giua long co do hue

Cũng như phần nhiều kiến trúc những ngôi nhà vườn Huế, nhà vườn An Hiên được kiến tạo với rất nhiều hạng mục. Ngôi nhà rường được làm bằng gỗ nằm chính giữa, thiết kế phong thủy với tả - hữu, tiền - hậu đều có vật che chắn.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đi từ cổng vào đến nhà, du khách như lạc vào không gian thiên nhiên thơ mộng, với vườn cây xum xuê, xanh ngát hai bên lối đi.

thien duong thu nho giua long co do hue

Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, nhà vườn An Hiên chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 1934, nhà vườn An Hiên được quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công kiến tạo khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 1934, nhà vườn An Hiên được quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công kiến tạo khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue

Năm 1997, bà Xuân Yến qua đời, những người thừa kế ở xa nên ngôi nhà vườn cứ thế xuống cấp, hư hỏng, nhiều hiện vật quý giá bị lưu lạc trước sự tiếc nuối của nhiều người.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 2018, người thân trong gia đình quyết định chuyển nhượng nhà vườn An Hiên lại cho một công ty có trụ sở ở Hà Nội. Công ty này quyết định phục hồi nguyên trạng các hạng mục đã xuống cấp, bảo tồn không gian kiến trúc nhà vườn đặc trưng ở đất cố đô Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue

Bên trong căn nhà có nhiều kỷ vật quý của cung đình.

thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue

Nhiều hiện vật từng thất lạc trước đó đã được chủ nhân mới tìm lại, đưa về trang trí bên trong ngôi nhà.

thien duong thu nho giua long co do hue

Bên ngoài vườn, những loài cây như bạch mai, trà mi, thanh trà, hồng nhờ bàn tay chăm sóc của con người cũng trở nên tươi tốt, rợp bóng mát, cho hoa thơm, quả ngọt.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhà vườn An Hiên là địa điểm thu hút đông đảo những người trẻ đến tham quan trong những năm trở lại đây.

"Tôi biết đến nhà vườn An Hiên từ bộ phim 'Em và Trịnh'. Có dịp đến Huế, tôi tìm ngay đến đây để tham quan ngôi nhà vườn cổ kính này", Yến Nhi (21 tuổi) chia sẻ.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đại diện công ty sở hữu nhà vườn khẳng định với nhà vườn An Hiên, đơn vị không đặt nặng doanh thu mà muốn bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử hiếm có của không gian kiến trúc này.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhờ thế, ngôi nhà vườn mẫu mực xứ Huế không chỉ trở thành điểm dừng chân nổi tiếng mà còn là một điểm nhấn trên bản đồ du lịch khi được nhiều đạo diễn, các nhà làm phim chọn làm bối cảnh cho những cảnh quay thơ mộng, trầm lặng rất Huế.

Theo Nam Anh - CTV/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load