Chủ nhật 03/11/2024 07:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thị trường VLXD: Gồng mình tìm lối ra

23:39 | 01/04/2013

Dù xác định khó khăn là tất yếu khi thị trường BĐS đóng băng, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) vẫn không vượt thoát khỏi tình cảnh "chợ chiều" sau 3 năm gồng mình gánh đỡ. Không chỉ đóng cửa, dừng dây chuyền sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thao túng.


Nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD đang đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thao túng (ảnh minh họa).

Nguy cấp

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, 3 tháng đầu năm, lượng VLXD tiêu thụ trên thị trường thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 20-30%. Cụ thể, xi măng tiêu thụ được 10,94 triệu tấn, bằng 19,54% kế hoạch 2013 và bằng 95% so với cùng kỳ năm ngoái, tồn kho 5,5%.

Kính xây dựng tiêu thụ bằng 60% so với cùng kỳ, gạch ốp lát, gạch xây cũng chỉ chạm ngưỡng 65%, gạch không nung đạt 75% so với cùng kỳ… Như vậy, nếu tình hình này không được cải thiện trong 2 quý kế tiếp, nguy cơ dư thừa một lượng lớn xi măng, gạch, đá, kính xây dựng… có thể thấy rõ.

Không chỉ đối mặt với những khó khăn đến từ thị trường trong nước, doanh nghiệp VLXD còn phải đối phó với sức ép từ bên ngoài. Theo Hội VLXD, một số doanh nghiệp xi măng đã phải bán dự án cho doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê, hiện nay các công ty có vốn FDI chiếm 33% công suất toàn ngành. Điều nguy hại nhất của vấn đề này là có thể tác động tới môi trường và an ninh biên giới.

Theo ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD, vị trí mỗi nhà máy xi măng gắn với an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia nên tránh hiện tượng đem bán cho nước ngoài. Nhất là các dự án nằm ở vùng nguyên liệu đá vôi hiếm như vùng Đông Nam bộ, vùng biên giới liên quan đến an ninh quốc gia.

Doanh nghiệp thép xây dựng cũng phải chịu tình cảnh bị chèn ép tương tự. Ước tính, sản xuất thép tháng 3 chỉ đạt 350.000 tấn, trong khi mức trung bình 400.000 tấn. Đến nay, lượng tồn kho thép thành phẩm khoảng 320.000 tấn, cao hơn so với mức cho phép là 220.000-250.000 tấn.

Trong tháng 2 đã có 4 doanh nghiệp thuộc VSA ngừng sản xuất, một số sản xuất cầm chừng. Ngoài những nguyên nhân như thị trường xây dựng và BĐS chưa có dấu hiệu hồi phục, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao… doanh nghiệp thép đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao của thép nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép là 1,3 triệu tấn, tăng 9,3%, trị giá 941 triệu USD. Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), thị trường VLXD khó có chuyển biến đáng kể, chỉ hy vọng sẽ không xấu hơn năm 2012.

Bối rối đường đi

Trên thực tế, vấn đề tìm đường đi cho thị trường VLXD đã được đề cập từ cách đây nhiều năm, rất nhiều đề xuất, kiến nghị cũng đã được đưa ra như lập hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, giảm thuế, đóng cửa các nhà máy sử dụng công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, tìm đường xuất khẩu… nhưng gần như không mang lại những tác động rõ rệt.

Theo nhiều chuyên gia, gỡ rối cho thị trường VLXD đang như gỡ rối đằng ngọn, bởi khi thị trường BĐS vẫn tiếp tục trầm lắng, VLXD chưa thể có tương lai tươi sáng, những phương cách như xuất khẩu chỉ là bất đắc dĩ và Nhà nước cũng không thể thực hiện "ngăn sông cấm chợ" đối với việc nhập khẩu.

Tình cảnh khó khăn đó khiến hàng loạt doanh nghiệp không thể đợi được đến ngày "hái quả", buộc phải sang nhượng lại dự án hoặc bán cổ phần cho doanh nghiệp khác. Từ cuối năm 2012, xu hướng M&A trong lĩnh vực này trở nên sôi động và dẫn đến những ý kiến trái chiều.

Ngoài thương vụ CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) bán 70% cổ phần Xi măng Thăng Long với giá 230 triệu USD cho Tập đoàn Semen Gresik (Indonesia), còn nhiều cuộc thay tên đổi chủ ngoạn mục như thương hiệu số 1 trên thị trường gạch ốp lát Việt Nam Prime bán lại 85% cổ phần (khoảng 5.000 tỷ đồng) cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan; hay Tập đoàn The Vissai mua lại Xi măng Đô Lương từ Tập đoàn HUD…

Hội VLXD Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng tiếp tục kiến nghị một loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp VLXD. Theo đó, rà soát quy hoạch, cắt giảm dự án, không để doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng tình hình khó khăn để thôn tính doanh nghiệp trong nước.

Cần sớm hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn, đủ sức mạnh cạnh tranh, làm chủ thị trường. Hội cũng kiến nghị Chính phủ yêu cầu các đơn vị sử dụng VLDX nội địa, không dùng hàng nhập khẩu; sớm triển khai làm đường cao tốc, quốc lộ bằng bê tông xi măng; thi hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm gốm - sứ, kính xây dựng, đá ốp lát, kiểm tra các nguồn sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam; quyết liệt hơn trong chống nhập lậu và thực hiện các hàng rào kỹ thuật với sản phẩm vật liệu...

Theo Xaluan

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
  • Thanh Hóa: Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 15755/UBND-KTTC về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

    19:23 | 28/10/2024
  • Vật liệu xanh từ tre và gỗ biến tính: Giải pháp bền vững chống biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.

    15:39 | 28/10/2024
  • Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động

    Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn EVNquyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp ximăng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm.

    14:24 | 28/10/2024
  • Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng 1 vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

    20:14 | 27/10/2024
  • Bài 2: Bán vật liệu xây dựng không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật

    (Xây dựng) - Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản “chui”, khai thác vượt công suất, khai thác ngoài mốc giới, trốn thuế tài nguyên thu lợi bất chính, bất hợp pháp nguồn tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

    13:51 | 27/10/2024
  • Cân đối nguồn vật liệu thi công các công trình giao thông phía nam

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

    09:32 | 27/10/2024
  • Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Đó là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị đối tác tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    07:28 | 26/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load