Thứ hai 25/11/2024 20:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’

15:09 | 13/11/2022

Thị trường lao dốc khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải gồng lương trả nợ cho nhân viên do dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn, còn môi giới nhà đất thì như ngồi trên chảo lửa vì không có việc làm, không có tiền sắm Tết.

Môi giới "đói nhăn răng"

Đã 4 tháng qua, văn phòng môi giới bất động sản đặt trong chiếc container ở Bắc Giang của anh H (45 tuổi) hầu như không có ai lui tới, khiến cỏ dại mọc chắn cả cửa vào. Anh H cho biết, thời kì "sốt đất" vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, văn phòng của anh và một số văn phòng môi giới đất đai khác hầu như luôn tấp nập người ra kẻ vào, các quán trà đá xung quanh nhờ thế mà cũng ăn nên làm ra. Nhưng ngay khi các ngân hàng điều chỉnh chính sách cho vay, tuyên bố hạn chế room với bất động sản, nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát thì những điều kể trên không còn.

Đồng tình cảnh với anh H, ông L (60 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, trước đây ông chuyên chạy xe ôm để đưa khách đi xem đất phân lô ở khu vực Láng – Hòa Lạc, rồi vài lần được chủ đất “bo" cho số tiền lớn vì dẫn khách mua đất thành công, ông L chuyển hẳn sang nghề môi giới đất.

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’
Nhiều xe ôm chuyển nghề sang làm môi giới đất, nhưng hiện tại lại đang lao đao vì không có thu nhập.

“Có độ cuối năm, chủ đất sau khi giao dịch thành công, thường cao hứng thưởng công cho tôi vài triệu đồng môi giới, dẫn khách. Có ngày hai ba lần như thế nên Tết đó tôi ấm no lắm. Nhưng giờ thì khác rồi, vài tháng nay không hề có ai gọi điện nhờ tôi dẫn đi xem đất, có chăng là vài người mua đất ở, nhưng họ nghe chủ nhà báo giá xong cũng chạy mất dép. Khả năng Tết này không no ấm được như mọi năm rồi”, ông L giãi bày.

Không chỉ môi giới, mà nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang phải gồng lương trả nợ cho nhân viên, trong khi dự án thì phải tạm ngừng triển khai do thiếu vốn. Thậm chí, các doanh nghiệp này đang chuẩn bị phương án cắt giảm nhân sự.

Tương tự, một số công ty môi giới cho biết, vài tháng nay phải chia nhỏ lương thành nhiều đợt trả dần cho nhân viên do nguồn vốn không còn nhiều. Trước đó, công ty đang phân phối vài dự án nhà phố lớn, nhưng từ khi siết tín dụng vay, việc bán hàng khó khăn, giao dịch lác đác. Để xoay dòng tiền duy trì bộ máy hoạt động, công ty này phải chấp nhận đi vay ngoài với lãi suất cao. Sắp tới doanh nghiệp tính đến chuyện tạm thời cắt giảm lương và có thể sẽ phải giảm nhân sự.

Không nên "bóp nghẹt" tín dụng bất động sản đại trà

Các chuyên gia nhận định, thanh khoản lao dốc, dòng tiền thiếu hụt, loay hoay tìm kiếm kênh huy động vốn đang khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản khốn đốn chạy lo chi phí duy trì hoạt động.

Trong khi đó, Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) cho biết, doanh nghiệp địa ốc đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp đang đối mặt nguy cơ “nghỉ ngơi” khi không có giao dịch, thanh khoản giảm sâu. Gánh nặng vận hành buộc các công ty phải bán bớt tài sản, dự án, chấp nhận chiết khấu giảm sâu từ 40-50% giá trị hợp đồng để tìm khách mua.

Cùng với đó, tình trạng thu hẹp quy mô kinh doanh, dừng hoặc hoãn hoạt động thi công dự án, không triển khai dự án mới và ngưng phát hành cổ phiếu đang gia tăng… Không ít doanh nghiệp phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động.

Trước tình hình này, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để tăng thanh khoản.

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’
HoREA kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư có thể được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án của các chủ đầu tư có uy tín thương hiệu và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội. Việc tạo điều kiện hay chọn lọc các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đủ năng lực, uy tín để cho vay là phù hợp tại thời điểm này. Đây là cơ hội để phát triển các dự án, vừa tạo nguồn cung mới cho thị trường, vừa giải quyết tình trạng hàng loạt dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.

Còn chuyên gia khác bày tỏ, thị trường hiện nay có nhiều phân khúc khác nhau, dành cho những đối tượng, nhu cầu khác nhau. Nếu "bóp nghẹt" tín dụng một cách đại trà sẽ khiến cả ngành gặp khó. Vì thế, Chính phủ có thể xem xét cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có năng lực, cho các phân khúc hướng đến nhu cầu ở thực để không đánh đồng thị trường chung,...

Theo Lập Đông/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi”

    (Xây dựng) - Thị trường bất động sản Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng của nguồn cung - được đóng góp chủ yếu bởi phân khúc cao cấp, mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu về nhà ở của người dân, còn nhu cầu của đại đa số người dân - nhà ở vừa túi tiền, lại đang bị “bỏ rơi", khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trầm trọng.

    14:49 | 25/11/2024
  • 3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng không được đáp ứng. Điều này tạo nên một bức tranh phức tạp và nhiều thách thức cho cả người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và các nhà quản lý.

    14:34 | 25/11/2024
  • Quy định ban hành thông báo thu hồi đất của hộ gia đình

    (Xây dựng) - Ông Vũ Tuấn (Hải Dương) hỏi, các thành viên một hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi ban hành thông báo thu hồi đất (hoặc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, ban hành quyết định thu hồi đất) có phải tách ra mỗi thành viên một thông báo không, hay liệt kê danh sách vào một thông báo, hay chỉ ghi thành viên đại diện hộ gia đình trong thông báo?

    09:42 | 25/11/2024
  • Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

    Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra.

    08:49 | 25/11/2024
  • Hậu Giang: Gia hạn tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1660/QĐ-UBND về việc cho Công ty TNHH Việt Úc - Hậu Giang gia hạn tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang (nay là Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy) tại xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Theo Quyết định này, diện tích đất được gia hạn tiến độ sử dụng 132,1ha.

    16:04 | 24/11/2024
  • Căn cứ xác định giá đất để tính tiền bồi thường

    (Xây dựng) - Ông Trịnh Xuân Tứ (Tây Ninh) hỏi, đối với việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, giá đất để tính tiền tại thửa đất thu hồi được xác định là giá đất cụ thể hay đất tại bảng giá? Giá đất tại thửa đất dự kiến bồi thường bằng đất được xác định là giá đất cụ thể hay đất tại bảng giá?

    15:00 | 24/11/2024
  • Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu 6 giải pháp ngăn tình trạng “thổi” giá đất trục lợi

    Để ngăn tình trạng “thổi” giá đất trục lợi, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương cần nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm cơ sở để định giá khi đấu giá đất.

    14:01 | 24/11/2024
  • Bắc Ninh: Nỗ lực vì an sinh xã hội

    (Xây dựng) – Cùng với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh luôn được đánh giá là tỉnh tiên phong trong công cuộc hiện thực hoá mục tiêu Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” theo Nghị quyết 338 của Thủ tướng Chính phủ.

    09:26 | 24/11/2024
  • Bất động sản Duyên hải miền Trung: Điểm sáng trong chu kỳ tăng trưởng mới

    (Xây dựng) - Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý III/2024 so với quý I/2024. Trong đó, Đà Nẵng và Quảng Bình là hai tỉnh nổi bật hơn cả khi có mức độ quan tâm và giá rao bán các loại hình bất động sản chính đều tăng.

    09:23 | 24/11/2024
  • Bắc Ninh: Đẩy mạnh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, thương mại

    (Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội và thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

    09:18 | 24/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load