Thứ hai 25/11/2024 17:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

14:34 | 25/11/2024

(Xây dựng) - Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, khi nhu cầu về nhà ở giá phù hợp rất cao và đang không ngừng tăng không được đáp ứng. Điều này tạo nên một bức tranh phức tạp và nhiều thách thức cho cả người mua nhà, nhà phát triển bất động sản và các nhà quản lý.

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng mất cân đối cung - cầu bất động sản đang ngày càng trở nên trầm trọng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội.

Nhà ở vừa túi tiền khó “xuất hiện”

VARS cho rằng, khó có thể “xuất hiện” nhà ở vừa túi tiền tại khu vực trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bởi số lượng dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư trong những năm gần đây chỉ “đếm trên đầu ngón tay", trong năm 2023 và đầu 2024, hầu như không có dự án mới thuộc phân khúc nhà ở vừa túi tiền được triển khai, các dự án bất động sản đang triển khai chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp.

Lý giải nguyên nhân, VARS cho rằng: Thứ nhất, nguyên nhân chính khiến nhà ở vừa túi tiền không nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà phát triển BĐS là do biên lợi nhuận từ phân khúc này thấp hơn so với các phân khúc cao cấp.

Để xây dựng được nhà ở vừa túi tiền, nhà phát triển phải tối ưu hóa chi phí từ quỹ đất, xây dựng đến vận hành. Trong khi đó, tính toán của các nhà phát triển dự án cho thấy, với biên lợi nhuận chỉ khoảng 15%, chỉ cần tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là nhà phát triển sẽ lỗ. Hơn thế nữa, quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, thời điểm hiện tại và thời gian tới chủ yếu nằm trong các đại đô thị với hàng loạt hạ tầng, tiện ích chung cần đầu tư, cộng với chi phí đầu vào, nhất là chi phí đất, ngày càng tăng cao, giá không thể vừa túi tiền.

Thứ hai, mặc dù Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội và nhà ở vừa túi tiền, nhưng các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai và quy hoạch lại đang là rào cản lớn. Quy trình cấp phép phức tạp, thời gian kéo dài, cùng với việc quỹ đất phát triển nhà ở tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm khiến cho các nhà phát triển dự án phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào phân khúc này.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ tín dụng dành cho người mua nhà ở phân khúc này cũng chưa được triển khai đồng bộ. Các gói hỗ trợ tài chính cho người thu nhập trung bình và thấp, như lãi suất ưu đãi, nguồn vốn vay, còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thủ tục phức tạp.

Thứ ba, các dự án cao cấp mang lại biên lợi nhuận cao và cũng không khó bán. Bởi nhu cầu về nhà ở cao cấp, bao gồm cả nhu cầu để ở và nhu cầu đầu tư rất lớn, từ nhóm khách hàng có thu nhập cao đang không ngừng gia tăng cùng sự phát triển kinh tế và người nước ngoài từ làn sóng đầu tư nước ngoài cũng như Việt kiều trên cơ sở hành lang pháp lý mới “nới lỏng" điều kiện sở hữu cho đối tượng này.

Thậm chí, số lượng khách hàng sẵn sàng trả thêm khoản tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn, cao cấp nhất trong dự án cũng không ít. Điều này càng khiến phân khúc nhà ở vừa túi tiền trở nên kém hấp dẫn với các nhà phát triển dự án.

Làm gì để giải quyết tình trạng thiếu hụt?

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, VARS cho rằng, cần có sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển căn hộ thương mại vừa túi tiền như áp dụng chính sách miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, hay tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất so với tiêu chuẩn cho các dự án nhà ở thương mại có mức giá phải chăng. Đồng thời ưu tiên trong việc phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng, giúp rút ngắn thời gian phát triển dự án, thông qua đó tiết giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, đề xuất “cộng điểm ưu tiên” khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất cho các nhà các chủ đầu tư đã tạo lập nhà ở vừa túi tiền.

3 nguyên nhân khiến chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 bị “tuyệt chủng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhu cầu mua nhà của người dân.

Thứ hai, Nhà nước nên đẩy mạnh các dự án hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân để xây dựng nhà ở giá rẻ. Khu vực tư nhân sẽ đảm nhiệm phần lớn quá trình xây dựng và phát triển, trong khi Nhà nước cung cấp các ưu đãi về đất đai và hỗ trợ pháp lý.

Thứ ba, song song với việc thúc đẩy nguồn cung, cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cầu mua nhà của người dân. Chính phủ có thể nghiên cứu thành lập quỹ nhằm hỗ trợ phát triển và duy trì nguồn cung căn hộ giá rẻ. Quỹ này có thể được bổ sung từ ngân sách Nhà nước và từ các nhà đầu tư tư nhân.

Quỹ sẽ công bố công khai và minh bạch thông tin về giá bán và giá thuê nhà, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và so sánh, từ đó lựa chọn được các sản phẩm nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Đồng thời quỹ cũng là cơ quan quản lý, tổng rà soát những cá nhân đã mua/thuê các dự án được quỹ này phát triển và tiến hành thu hồi lại nhà nếu phát hiện mua/bán sai quy định, làm giả tài liệu thu nhập và không kê khai tài sản đúng.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách để hạn chế động lực đầu cơ, cần sớm nghiên cứu áp dụng thuế BĐS, hướng tới những chủ sở hữu BĐS không đưa BĐS tham gia hoạt động kinh doanh, hay không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…

Đồng thời, Nhà nước cần thành lập các cơ quan hoặc ủy ban giám sát nhà ở, có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp đầu cơ, thao túng giá hoặc tăng giá trái phép.

Tuy nhiên, để các chính sách điều tiết thực sự hiệu quả, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh trong dài hạn. Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản và hệ thống quản lý nhà ở định danh.

Hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường bất động sản, đặc biệt là dữ liệu về giá sẽ là nền tảng quan trọng để quản lý/theo dõi giá bất động sản, đảm bảo căn hộ phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập trung bình và thấp, tránh tình trạng giá nhà tăng cao đột biến do đầu cơ hoặc các yếu tố thị trường khác.

Còn hệ thống quản lý nhà ở định danh tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như tình hình thanh toán phúc lợi xã hội, hồ sơ thế chấp,... sẽ giúp các cơ quan xác định được lịch sử giao dịch, thực trạng nhà ở của mỗi cá nhân, phân biệt người đầu cơ với người mua nhà có nhu cầu ở thực,..

Theo Lê Trang

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Bãi bỏ 2 quyết định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất từ ngày 1/12

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 67/2024/QĐ-UBND bãi bỏ 2 quyết định về quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

  • Thanh Hóa: Gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND về việc gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cầu Quan, huyện Nông Cống.

  • Hậu Giang: Thu hồi hơn 25.000m2 đất của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1661/QĐ-UBND về việc thu hồi đất do không còn nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đang sử dụng đất tại phường VII, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Theo Quyết định này, thu hồi 25.210,5m2 đất của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ.

  • Những cổ phiếu bất động sản nào tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại?

    (Xây dựng) - Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VietCap (VCI) đã chỉ ra những mã bất động sản tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại.

  • Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi”

    (Xây dựng) - Thị trường bất động sản Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng của nguồn cung - được đóng góp chủ yếu bởi phân khúc cao cấp, mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu về nhà ở của người dân, còn nhu cầu của đại đa số người dân - nhà ở vừa túi tiền, lại đang bị “bỏ rơi", khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu ngày càng trầm trọng.

Xem thêm
  • Quy định ban hành thông báo thu hồi đất của hộ gia đình

    (Xây dựng) - Ông Vũ Tuấn (Hải Dương) hỏi, các thành viên một hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi ban hành thông báo thu hồi đất (hoặc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, ban hành quyết định thu hồi đất) có phải tách ra mỗi thành viên một thông báo không, hay liệt kê danh sách vào một thông báo, hay chỉ ghi thành viên đại diện hộ gia đình trong thông báo?

    09:42 | 25/11/2024
  • Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

    Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra.

    08:49 | 25/11/2024
  • Hậu Giang: Gia hạn tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1660/QĐ-UBND về việc cho Công ty TNHH Việt Úc - Hậu Giang gia hạn tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang (nay là Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy) tại xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Theo Quyết định này, diện tích đất được gia hạn tiến độ sử dụng 132,1ha.

    16:04 | 24/11/2024
  • Căn cứ xác định giá đất để tính tiền bồi thường

    (Xây dựng) - Ông Trịnh Xuân Tứ (Tây Ninh) hỏi, đối với việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, giá đất để tính tiền tại thửa đất thu hồi được xác định là giá đất cụ thể hay đất tại bảng giá? Giá đất tại thửa đất dự kiến bồi thường bằng đất được xác định là giá đất cụ thể hay đất tại bảng giá?

    15:00 | 24/11/2024
  • Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu 6 giải pháp ngăn tình trạng “thổi” giá đất trục lợi

    Để ngăn tình trạng “thổi” giá đất trục lợi, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương cần nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm cơ sở để định giá khi đấu giá đất.

    14:01 | 24/11/2024
  • Bắc Ninh: Nỗ lực vì an sinh xã hội

    (Xây dựng) – Cùng với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh luôn được đánh giá là tỉnh tiên phong trong công cuộc hiện thực hoá mục tiêu Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” theo Nghị quyết 338 của Thủ tướng Chính phủ.

    09:26 | 24/11/2024
  • Bất động sản Duyên hải miền Trung: Điểm sáng trong chu kỳ tăng trưởng mới

    (Xây dựng) - Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý III/2024 so với quý I/2024. Trong đó, Đà Nẵng và Quảng Bình là hai tỉnh nổi bật hơn cả khi có mức độ quan tâm và giá rao bán các loại hình bất động sản chính đều tăng.

    09:23 | 24/11/2024
  • Bắc Ninh: Đẩy mạnh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, thương mại

    (Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội và thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

    09:18 | 24/11/2024
  • Sơn La: Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2416/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

    08:24 | 24/11/2024
  • Tăng cường sự tin cậy, gắn kết, cùng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

    Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thành công rất tốt đẹp với kết quả nổi bật là hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Tầm vóc quan hệ mới phản ánh sự phát triển mạnh mẽ và gắn kết chiến lược giữa hai nước sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

    08:00 | 24/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load