Thứ ba 05/11/2024 09:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thi công hoàn thành dự án thí điểm tu bổ bờ kè Kinh thành Huế

11:23 | 07/09/2020

(Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành Hào mặt nam Kinh thành Huế, đoạn từ cửa Thể Nhơn đến 11N (Nam Xương Đài) hoàn thành sau 90 ngày thi công, bóc dỡ bằng tay. Dự kiến trong tháng 9/2020, chủ đầu tư sẽ tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến của chuyên gia để tiếp tục triển khai trùng tu những đoạn còn lại.

thi cong hoan thanh du an thi diem tu bo bo ke kinh thanh hue
Đoạn kè từ cửa Thể Nhơn đến 11N (Nam Xương Đài) vừa được tu bổ thí điểm cơ bản hoàn thành.

Ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Tiếp thu ý kiến của dư luận và các cơ quan chức năng về những sai sót trong quá trình thi công đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài, Kinh thành Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã yêu cầu Phân viện Khoa học và Công nghệ xây dựng miền Trung - đơn vị thi công dự án chọn một đoạn kè để tu bổ thí điểm theo đúng yêu cầu kỹ thuật về bảo tồn di tích. Phía đơn vị thi công đã chọn đoạn từ cửa Thể Nhơn đến 11N (Nam Xương Đài), với chiều dài hơn 200m để triển khai thi công thí điểm.

Trước khi triển khai thi công, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã thành lập hội đồng đánh giá hiện trạng di tích xem đoạn kè nào cần tháo dỡ tu bổ, đoạn nào sẽ bảo tồn nguyên trạng. Phương án thi công, nhà thầu đã cho hút hết nước, đóng cừ tre và đắp đê quay bao quanh trước khi đào bóc đá gan gà lên bờ đề phân loại và tái sử dụng đều bằng phương pháp thủ công. Thí điểm đổ bê tông phần đáy móng, xếp đá khan theo kỹ thuật truyền thống, có vữa kết dính ở bên trong. Tất cả đá cũ được xếp ở mặt ngoài không vữa kết dính. Đoạn bờ kè sát cửa Thể Nhơn (thường gọi cửa Ngăn) dài khoảng gần 100m đang còn nguyên trạng, đơn vị đã yêu cầu giữ lại nguyên gốc và tu bổ bề mặt.

Ông Phan Văn Tuấn cho biết thêm: Dự án thi công thí điểm đoạn từ cửa Thể Nhơn đến 11N (Nam Xương Đài) đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số hạng mục nhỏ, dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2020. Khi hoàn tất, chủ đầu tư sẽ tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến của chuyên gia, cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu văn hóa… để tiếp tục triển khai trùng tu những đoạn kè cổ còn lại, có chiều dài khoảng 24km, cả phía trong và ngoài.

thi cong hoan thanh du an thi diem tu bo bo ke kinh thanh hue
Thi công kè bằng phương pháp thủ công.

Như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, được UBND tỉnh phê duyệt năm 2011, với tổng mức đầu tư 1.282 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục tu bổ tôn tạo Hộ Thành Hào có tổng mức đầu tư 497 tỷ đồng. Dự án có quy mô lớn nên UBND tỉnh đã điều chỉnh dự án đến năm 2020. Công trình do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư và Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung thiết kế và thi công.

Mục tiêu của dự án là tu bổ toàn bộ hệ thống kè, hào đã bị hư hỏng sạt lở, nạo vét lòng hào đã bị bồi lắp, tu bổ tường thành, chỉnh trang hệ thống cầu… Phần tu bổ và tôn tạo di tích Hộ Thành Hào nằm trong tổng dự án trên, với các hạng mục: Kè đá, lòng hào, tuyến phòng lộ và các bến cổng. Trong đó, sẽ tu bổ 10.443m kè phía trong, tiếp giáp với tuyến phòng lộ, riêng mặt phía Nam sẽ tu bổ với chiều dài gần 2.500m.

Phương án tu bổ Hộ Thành Hào được bảo tồn nguyên trạng những đoạn kè còn tốt; hạ giải, tu bổ và phục hồi những đoạn kè bị hư hỏng nặng; gia cố, tu bổ những đoạn kè hư hỏng vừa và nhỏ... Thế nhưng, khi triển khai thi công đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài nhà thầu đã cho tháo dỡ toàn bộ phần bờ kè đá cũ và xây dựng một bờ kè mới bằng đá granit, vữa xi măng, phần chân móng đúc bê tông cốt thép... với chiều dài khoảng 1.000m, chiếm gần 10% so với tổng chiều dài kè sẽ được tu bổ ở Hộ Thành Hào.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load