Thứ năm 12/12/2024 23:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân

20:51 | 26/10/2024

(Xây dựng) – Trước sự vận động của chính quyền quận Thanh Xuân, các hộ dân, tổ chức trong diện thu hồi đất tại tuyến đường Nguyễn Tuân đã ký biên bản, bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch. Trong thời gian tới, UBND quận Thanh Xuân yêu cầu Ban Quản lý dự án và chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ tháo dỡ, sớm thực hiện dự án để đáp ứng sự mong mỏi của người dân tại địa phương.

Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Tuyến phố Nguyễn Tuân có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt vào năm 2018 với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Theo đó, dự án được cải tạo mở rộng từ điểm đầu giao đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân, có chiều dài 720m và được mở rộng trên đường cơ sở hiện có. Tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 21m, phần lòng đường rộng 15m và hai bên lề rộng 3m. Tuy nhiên, do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, dự án đã không thể thực hiện được suốt nhiều năm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân khi lưu thông qua tuyến đường này.

Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Đoạn “nút thắt cổ chai” là nguyên nhân chính khiến đường Nguyễn Tuân xảy ra tắc đường.

Ngày 23/9/2024, UBND quận Thanh Xuân đã phê duyệt phương án tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo Quyết định số 2527/QĐ-UBND về tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Theo đó, trong hai ngày 14 và 15/10, quận tổ chức cưỡng chế và tiến hành thu hồi 2.479,64m2 đất và công trình trên đất của các hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Trên thực tế, nguồn gốc của khu đất được những hộ gia đình này xây dựng và sinh sống do một số cơ quan có quyết định giao đất cho cán bộ, công nhân viên làm ki-ốt bán hàng. Tuy nhiên, các quyết định đều nêu rõ việc những ô đất đó không được phép mua bán hay chuyển nhượng và phải hoàn trả cho Nhà nước khi cần thu hồi để thực hiện dự án.

“Do không có sổ đỏ, số tiền nhà tôi được nhận đền bù rất thấp, dù rất muốn hợp tác với phía chính quyền địa phương nhưng với số tiền ít ỏi đó, việc chuyển tới một nơi ở mới đối với gia đình tôi là vô cùng khó khăn” - ông T.V.M, một người dân có nhà trong diện bị cưỡng chế thu hồi nuối tiếc chia sẻ.

Tuy vậy, với sự vận động và giúp đỡ của chính quyền quận Thanh Xuân, các hộ dân trong diện bị thu hồi giải phóng mặt bằng đã chấp thuận bàn giao để thực hiện dự án.

Anh Quân, một người dân cũng có nhà nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án cho biết, đã chuyển về sinh sống tại ngôi nhà này từ những năm 1986. Do được xây dựng từ lâu nên ngôi nhà hiện nay đã trở nên xuống cấp, kém chất lượng. Thời gian gần đây, khi nhận được thông tin quận sẽ thu hồi một số ô đất để thực hiện Dự án cải tạo, mở rộng tuyến đường Nguyễn Tuân, anh Quân hoàn toàn ủng hộ và đồng ý giao lại mặt bằng cho UBND quận Thanh Xuân để thi công tháo dỡ. Bên cạnh việc đền bù tiền giải phóng mặt bằng, gia đình anh Quân đã bốc thăm được một căn hộ có diện tích 90m2 tại Khu đô thị Vĩnh Hoàng, quận Hoàng Mai. Anh Quân vô cùng phấn khởi vì mình cùng gia đình sẽ được chuyển tới một nơi ở mới khang trang, rộng rãi hơn trong thời gian tới.

Tính đến ngày 22/10, phóng viên Báo điện tử Xây dựng ghi nhận 160/160 hộ dân đã đồng thuận bàn giao lại mặt bằng để thực hiện Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến đường Nguyễn Tuân. Theo đó, các hộ gia đình, tổ chức nằm trong diện thu hồi giải phóng mặt bằng đã tiến hành tự tháo dỡ để bàn giao lại đất cho chính quyền. Bên cạnh đó, UBND quận Thanh Xuân phối hợp cùng Ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã và đang tích cực tổ chức tháo dỡ các công trình nhà ở tại đây để dự án sớm có thể được triển khai.

Một số hình ảnh được ghi nhận tại tuyến phố Nguyễn Tuân ngày 22/10/2024:

Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Nhiều hộ dân tiến hành tự tháo dỡ và bàn giao mặt bằng lại cho chính quyền quận.
Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Do dự án đã chậm trễ từ lâu, UBND quận Thanh Xuân yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tháo dỡ các công trình nằm trong diện thu hồi.
Thanh Xuân (Hà Nội): Quyết liệt giải phóng mặt bằng, “xóa” điểm đen về ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Tuân
Được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền, các hộ dân đã ký biên bản, bàn giao mặt bằng và chủ động di dời để Dự án cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân được thực hiện.

Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2025, giúp giảm ùn tắc giao thông và đem lại cảnh quan đô thị. Bên cạnh đó, tuyến phố Nguyễn Tuân sau khi cải tạo sẽ tạo ra cầu nối phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung cũng như quận Thanh Xuân.

Hưng Thịnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

    (Xây dựng) – Chiều 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 1729-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Bài 1: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, hướng tới đô thị loại I năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, vừa kết thúc thành công sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 9-11/12) với nhiều nội dung quan trọng.

  • Một số kiến nghị liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

    (Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị (Chương trình PTĐT) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 78/HĐND ngày 15/12/2022 và UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/UBND ngày 30/12/2022. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện Chương trình PTĐT cho thấy một số chỉ tiêu chính đã đề ra rất khó hoàn thành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load