Thứ tư 27/11/2024 21:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thành phố Tam Điệp trên hành trình trở thành đô thị loại II

11:41 | 27/11/2024

(Xây dựng) – Trải qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tam Điệp về xây dựng thành phố sớm trở thành đô thị loại II, đến nay Tam Điệp đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng.

Thành phố Tam Điệp trên hành trình trở thành đô thị loại II
Thành phố Tam Điệp đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trên hành trình trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

Ông Hoàng Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp cho biết: Sau 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/01/2017, mặc dù thời gian chưa dài nhưng thành phố đã đạt được những kết quả tích cực, quan trọng, sớm tiệm cận với các tiêu chí của đô thị loại II. Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và toàn thể cán bộ, Đảng viên, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cấp đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội, văn minh đô thị đã có những chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản được đầu tư xây dựng, nâng cấp, hệ thống đường giao thông kết nối liên huyện và trong nội thành được tập trung đầu tư; các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, bố trí tại những vị trí thuận lợi và được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư; hạ tầng văn hóa xã hội được quan tâm, góp phần đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo kịp thời, triển khai một cách khoa học, đồng bộ và đã đạt được những kết quả khả quan. Số lượng, chất lượng đồ án tăng theo từng năm, hệ thống đô thị trên địa bàn từng bước hình thành và phát triển. Thành phố đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố đến năm 2030; lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Điệp đến năm 2045; lập quy hoạch chung xây dựng 3 xã trên địa bàn thành phố; lập Chương trình phát triển đô thị thành phố; lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố; tổ chức quản lý xây dựng, trật tự xây dựng theo quy hoạch.

Đối với công tác phát triển hệ thống đường giao thông, Tam Điệp đã và đang tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư hoàn thiện các dự án giao thông mang tính kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian đô thị, nghiên cứu, khai thác tối đa lợi thế các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn thành phố. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cứng hóa các tuyến đường huyện qua trung tâm các phường, xã tạo điều kiện phát triển khu vực đô thị nông thôn. Mở rộng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường đô thị đã được đầu tư xây dựng nhưng chiều rộng mặt đường và vỉa hè chưa đạt theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Một số tuyến đường phố chính, có quy mô lớn đã được triển khai trong thời gian qua như: Ngô Thì Sỹ, Ngô Văn Sở, Dốc Diệm, Chi Lăng, Vạn Xuân, Quang Sơn, Đồng Giao; Tuyến kết nối đường Ngô Thì Sỹ đến đường Quang Sơn; đường Quang Sơn đến nút giao đường cao tốc Bắc - Nam và đường Đông Tây; đường vành đai chống lũ quét thượng nguồn…

Thành phố Tam Điệp trên hành trình trở thành đô thị loại II
Trong những năm qua, công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại luôn được thành phố Tam Điệp quan tâm đầu tư.

Thời gian tới, thành phố chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường như: Xây dựng tuyến đường nối Khu công nghiệp Tam Điệp II với tuyến đường Đông - Tây; xây dựng tuyến đường liên huyện nối thôn 9, xã Đông Sơn với xã Yên Đồng, huyện Yên Mô kết hợp hệ thống thoát nước chống ngập úng trên địa bàn xã Đông Sơn; đường Đồi Cao, phường Yên Bình…

Cùng với đó, thành phố cũng quan tâm đầu tư xây dựng cho hạ tầng giáo dục, tiêu biểu như các dự án đầu tư xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – THCS Yên Bình, Trường liên cấp Tiểu học – THCS Tây Sơn, Trường Mầm non Tân Bình (khu B)... với tổng mức đầu tư từ 20 – 50 tỷ đồng/công trình; các công trình nhà đa năng trường THCS Lê Lợi, trường THCS Đồng Giao, trường Tiểu học Trần Phú… với tổng mức đầu tư từ 7 – 9 tỷ đồng/công trình đã giúp cho diện mạo về cơ sở vật chất của ngành Giáo dục thành phố thay đổi rõ rệt.

Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp tin tưởng rằng: Đây là những kết quả quan trọng làm tiền đề để Tam Điệp những năm tới sẽ làm tốt hơn nữa trong việc triển khai nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Điệp đến năm 2045 (đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 28/12/2022), trong đó xác định thành phố Tam Điệp là “vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình; là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ theo hướng phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ sạch, hiện đại, đa dạng, phát huy lợi thế vị trí địa lý và truyền thống địa phương; là đô thị phát triển định hướng đô thị loại II; là khu vực quan trọng về an ninh quốc phòng”.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load