Thứ hai 20/01/2025 12:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tháng bảy ở Quảng Trị

20:38 | 24/07/2010


Thả hoa tưởng nhớ đồng đội ở sông Thạch Bàn, Quảng Trị

Buổi tối khánh thành Bến thả hoa bên dòng Thạch Hãn, cả một đoạn dài bên bờ sông chỉ có người và người. Là ngày hội nhưng rất ít tiếng nói cười, chỉ thấy những gương mặt trang nghiêm của già trẻ, gái trai. Và những bè hoa lung linh, chập chờn ánh nến, huyền ảo trôi trong đêm Thạch Hãn, như trôi về nơi có linh hồn những người lính ngã xuống năm nào.

Tôi đã từng gặp rất nhiều người lính trở lại chiến trường Quảng Trị. Mỗi người một vẻ, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng mỗi khi nhắc đến những ngày khói lửa trên đất Thành cổ là mắt họ lại ánh lên niềm tự hào, ánh lên vẻ can trường của những người lính Cụ Hồ từng hiên ngang đối mặt với bão đạn mưa bom. Chiến tranh qua đi, những người lính trở về với cuộc sống thường ngày. Thời hậu chiến, họ phải đối mặt với vô vàn gian nan của cuộc mưu sinh. Nhưng đến hôm nay, dù thành đạt hay còn vất vả thì trong họ vẫn không nguôi ngoai những kỷ niệm của thời trai trẻ, thời họ đã sống, đã chiến đấu như những người con ưu tú của Tổ quốc. Cùng một cựu chiến binh, tôi tới một làng ven biển Quảng Trị. Vẻ trầm ngâm, anh kể với tôi: Ðầu những năm 70 ấy, anh chiến đấu ở vùng đất này. Quảng Trị ngày đó, xóm làng tiêu điều vì bom đạn, nhìn đâu cũng chỉ thấy có cát trắng và xơ xác hàng dương. Các anh sống trong dân, được sẻ chia, được đùm bọc, che giấu. Anh đã qua Ái Tử, Cồn Tiên, đã có những ngày vùi mình trong cát nóng Gio Linh, Triệu Phong. Một lần đi trinh sát bị lộ, giặc đuổi theo, anh nấp giữa những luống khoai trong vườn nhà của người mẹ Quảng Trị, chuẩn bị cho trận đánh sinh tử sắp tới. Mẹ đã không quản hiểm nguy, một mình ra vườn, vác những bó dây khoai lang che lên người anh, che mắt lũ giặc. Mẹ đã cứu anh, mẹ đã sinh ra anh lần thứ hai. Giờ mẹ đã mất, hằng năm anh về thắp cho mẹ nén tâm nhang. Nhìn người cựu binh tóc đã hai mầu, mắt ngấn lệ, thành kính đứng bên bàn thờ người mẹ Quảng Trị, tôi hiểu, những kỷ niệm như thế đã trở thành một phần cuộc đời của những người lính đã chiến đấu trên mảnh đất này - mảnh đất từng phải chịu đựng, từng phải đối diện với các thủ đoạn chiến tranh tàn bạo.

Tháng bảy, người từ mọi miền về Quảng Trị đông hơn thường lệ và vì thế tôi đã có những cuộc gặp gỡ tình cờ. Như lần tôi nhẹ bước bên dãy mộ liệt sĩ thuộc trung đội Mai Quốc Ca, đọc tên của từng người, 19 anh đã hy sinh để bảo vệ cầu Thạch Hãn, và tôi dừng lại khi thấy một người đàn ông luống tuổi ngồi bên ngôi mộ liệt sĩ Nguyễn Huy, như đang thủ thỉ điều gì đó với người dưới mộ. Sau tôi mới biết, ông là một đại tá về hưu, đang ở TP Hồ Chí Minh. Nhà chỉ có hai anh em, từ ngày đất nước thống nhất, cụ đi tìm mộ em nhiều lần mà không thấy. Năm ngoái, cơ quan của liệt sĩ Nguyễn Huy đã tìm được và mời cụ ra để cùng xây lại ngôi mộ. Lật xấp ảnh trên tay, cụ kể với tôi về những kỷ niệm gắn với từng bức ảnh đen trắng của hai em thời còn trẻ mà cụ đã chụp lại, ép plattic cẩn thận. Cụ bả

- Từ Tết đến giờ tôi ra đây với em ba lần rồi. Còn khỏe thì tôi cố gắng ra với em, sau này yếu, không đi được nữa.

Nhìn theo ông cụ tuổi đã gần tám mươi, chậm rãi, xiêu xiêu đi giữa Nghĩa trang liệt sĩ trong nắng chiều Quảng Trị, trong tôi tê tái điều gì đó không thể nói thành lời. Các anh hy sinh, nhưng các anh vẫn sống mãi trong tâm trí của những người ruột thịt, các anh vẫn sống cùng đất nước, vẫn sống cùng cháu con. 

Sớm mai của một ngày tháng bảy, Nghĩa trang liệt sĩ Ðường Chín tấp nập người. Ðoàn từ Hà Nội, đoàn từ TP Hồ Chí Minh, đoàn từ Việt Bắc và Tây Bắc, đoàn từ miền Ðông, miền Tây. Ðứng giữa Nghĩa trang mênh mông, hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ liệt sĩ được bao bọc bởi rừng cây xanh ngát, tôi lặng nhìn các anh chị, các bác cựu chiến binh quân phục chỉnh tề, lặng nhìn từng đoàn, từng tốp các cụ, các ông, các bà, từng đoàn em nhỏ đến bên các ngôi mộ thắp nén hương lòng. Không khí rộn ràng, tấp nập của cuộc sống hằng ngày đã được đặt sang một bên, chỉ còn lại là tấm lòng thành kính hướng về những người con anh hùng của đất nước. Dường như mỗi khi đến với Quảng Trị, đến với vùng đất từng một thời không có nổi một thước đất nguyên vẹn này, mọi người đều chiêm nghiệm ra điều kỳ diệu không gì có thể sánh được là, máu xương của lớp người đi trước đã làm nên nền móng của cuộc sống hôm nay. Trước ngôi mộ của liệt sĩ Nguyễn Ðộ, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Trình - Lê Thị Huệ và hai con đang lúi húi chuẩn bị thắp hương. Anh chị đều là con liệt sĩ, chị Lê Thị Huệ là con liệt sĩ Lê Quỳnh, mộ đã đưa về quê, bà nội của chị là Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Thân cũng đã mất. Hai người cha hy sinh khi họ còn nhỏ. Nhà ở TP Ðông Hà, hằng tháng anh chị đều ra đây thắp hương cho cha, hôm nay là ngày lễ của cả nước, cả nhà cùng đi.

- Thắp hương cho cha không chỉ là tấm lòng của mình, mà còn để cho các cháu luôn nhớ đến ông.

Anh Trình nói với tôi như vậy. Nhìn hai cháu nhỏ khôi ngô và lễ phép, tôi trộm nghĩ, nếu biết được chuyện nhân gian, hẳn liệt sĩ sẽ thấy ấm lòng.

Như mọi người, mỗi lần tới Quảng Trị, tôi đều đến viếng thăm các nghĩa trang. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Ðường Chín... và bao nhiêu nghĩa trang nữa là nơi yên nghỉ của hàng vạn người cha, người anh đã cầm súng ra đi để đất nước vẹn toàn. Ðã nhiều lần tôi ngậm ngùi đứng trước những ngôi mộ liệt sĩ vô danh hay chỉ vỏn vẹn một cái tên như Nguyên, như Mảnh, như Chanh... Lần này thời gian nhiều hơn, có điều kiện đi đây đi đó, tôi lại càng hiểu thêm về sự hy sinh của cha anh mà tôi tin là, khó có ngòi bút nào có thể tả xiết. Riêng xã Gio Hòa của huyện Gio Linh có bốn nghĩa trang liệt sĩ. Ở Nghĩa trang xã Triệu Trạch thuộc huyện Hải Lăng, trong hơn 600 ngôi mộ liệt sĩ thì có gần 300 ngôi mộ liệt sĩ vô danh... Tôi ghi những con số ấy vào sổ tay và đối với tôi, đó là những con số biết nói. Quảng Trị là thế. Quảng Trị đã chịu bao nhiêu mất mát và đau thương, đã lấy thân mình làm cầu nối giữa Bắc và Nam. Những đoàn quân đã qua đây, những người lính đã ngã xuống. Bằng lòng quả cảm và ý chí kiêu hùng, tiếp nối truyền thống của tổ tiên, họ đã lập nên những chiến tích phi thường gắn liền với Thành cổ - "vùng đất tâm linh", vùng đất của "thời hoa lửa", vùng đất của những kỳ tích ngỡ như huyền thoại, và là địa danh đã thành địa chỉ hành hương của mọi người Việt Nam. "Tại đây Thành cổ Quảng Trị kiên cường, bao chiến sĩ sinh viên Việt Nam đã anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Nhiều người trong số họ đã hy sinh oanh liệt. Các anh sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân, và đồng đội thân yêu". Ðó là dòng chữ ghi trên bia tưởng niệm những người lính sinh viên đã chiến đấu trong 81 ngày đêm năm 1972 tại Thành cổ. 81 ngày đêm, các anh sống và chiến đấu trên mảnh đất rộng chưa đầy 2 km2 nhưng phải hứng chịu tới 330.000 tấn bom đạn. Rời giảng đường ra chiến trường, với khí phách, nhiệt huyết của trai nước Việt, các anh đã dâng hiến tuổi xuân cho đất nước. Ra đi, nhưng những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, những lá thư viết vội của liệt sĩ Lê Binh Chủng, của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh với lời để lại bất hủ: "Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau",... rồi tấm áo, đôi dép cao-su, chiếc ba-lô bạc mầu, cây bút, khẩu súng, chiếc xẻng, cây cuốc... được gìn giữ trong Bảo tàng di tích Thành cổ Quảng Trị đã thay các anh nói lên tất cả. Cho nên, dù đã tới Thành cổ Quảng Trị nhiều lần mà lần nào cũng vậy, tôi chỉ dám bước đi nhè nhẹ, vì e đâu đó vẫn còn những người anh đang nằm. Và khi ngước nhìn mái vòm của phòng giam chật chội xây từ thời thuộc Pháp - nơi là vị trí cố thủ của các anh trong 81 ngày đêm, tôi đã thấy dòng chữ: "Hãy khóc người Việt Nam yêu nước". Nét chữ còn non nớt lắm, hẳn là do một bạn trẻ nào đó đã viết lên. Vâng, như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng viết về những người lính Thành cổ: "Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh". Ngã xuống, các anh đã trở thành con của mọi nhà, trở thành người anh lớn của thế hệ chúng tôi và sâu xa hơn, các anh đã trở thành một phần máu thịt của Tổ quốc...

Tháng bảy, trời Quảng Trị như cao hơn, xanh hơn và sông Thạch Hãn như hiền hòa hơn để linh hồn những người lính quả cảm năm xưa luôn luôn được thanh thản. Và "lính Thành cổ" - nay như đã trở thành một khái niệm, lại từ mọi miền trở về thắp nén hương lòng tưởng nhớ đồng đội năm xưa. Sau mấy chục năm, Quảng Trị đã thay da đổi thịt, một cuộc sống mới đã và đang hiện rõ hình hài trên những con đường, trong mỗi ngôi nhà, trên gương mặt của mọi người. Cuộc sống sinh sôi, và đôi khi, chuyện của quá khứ chỉ còn đọng lại trong ký ức thế hệ. Song có một điều chắc chắn là, dù thế nào chăng nữa, cùng với đất nước này, những sự tích thần kỳ, sự hy sinh không thước nào có thể đo hết được của người lính Cụ Hồ, của người dân nước Việt trong những năm tháng chiến tranh sẽ sống mãi cùng thời gian. Vì, mỗi khi nhớ về quá khứ, mỗi khi đến với những địa danh như đất Quảng Trị này, mỗi người lại như thấy mình nhỏ bé, và lại nghĩ phải tiếp tục làm điều gì đó cho xứng đáng với ngày hôm qua.

Theo ND

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Ba Đình (Hà Nội): Rực rỡ bến hoa Phúc Xá

    (Xây dựng) - Những ngày nghỉ cuối tuần, bến hoa Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) luôn là điểm hẹn của các đoàn thể, phụ nữ và thành viên câu lạc bộ yêu rác Hà Nội để cùng nhau nhặt rác, dọn vệ sinh môi trường, xới đất, chăm sóc hoa để nơi đây mãi là điểm đến đẹp trong lòng du khách.

  • Hành trình mang Tết ấm tới các gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Thường Xuân, Thanh Hóa

    (Xây dựng) – Nhằm phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, tiên phong góp sức cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và cải thiện đời sống người dân, ngày 18/1 – 19/1, Chi đoàn Cục Kinh tế xây dựng phối hợp với Chi đoàn Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), Ban liên lạc sinh viên Thanh Hóa tại Đại học Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao” tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

  • Quảng Ninh: Hội sách, báo xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Trong chuỗi các hoạt động văn hóa chào xuân Ất Tỵ 2025, Hội Nhà báo Quảng Ninh được tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội sách, báo xuân với mục đích: chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025); 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2025).

  • Hà Tĩnh: Khẩn trương bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án chống ngập úng trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh và vùng phụ cận

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 347/UBND-NL về việc khẩn trương thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng khu vực trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh và vùng phù cận.

  • Hà Tĩnh: Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, về đích sớm các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2021 - 2025”.

  • Bình Dương: Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ cấp phép môi trường cho dự án trong khu công nghiệp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 3892/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương thực hiện công tác tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Xem thêm
  • Không gian công cộng cho người khuyết tật: Thực trạng và giải pháp

    (Xây dựng) – Các không gian công cộng sẽ mang đến lợi ích rất lớn cho người khuyết tật, nhưng thực tế là nhóm đối tượng yếu thế này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận và sử dụng những không gian được làm ra cho tất cả mọi người.

    08:42 | 20/01/2025
  • Truyền thông xây dựng Quảng Trị trở thành “Không gian văn hoá vì hoà bình”

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Trị vừa bàn hành Kế hoạch hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí năm 2025, góp phần xây dựng Quảng Trị trở thành “Không gian văn hoá vì hoà bình”.

    08:20 | 20/01/2025
  • Sở Xây dựng Bắc Giang: Công nhận 13 sáng kiến cơ sở trong năm 2024

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, công tác cải cách hành chính, tăng cường nghiên cứu, sáng tạo tiếp tục được Sở Xây dựng Bắc Giang triển khai quyết liệt, đạt hiệu quả cao.

    08:16 | 20/01/2025
  • Cuộc gặp mặt đầu năm nở bừng dự cảm bứt phá mới của thành phố Hải Phòng

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, tại Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng đã tổ chức buổi tiếp xúc với cựu cán bộ Hải Phòng, đại biểu trí thức, tướng lĩnh, báo chí, văn nghệ sỹ, doanh nhân Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội (gọi tắt là Tinh hoa). Về dự buổi gặp mặt thân mật này có trên 200 đại biểu tiêu biểu nhất là người Hải Phòng, có những cống hiến đóng góp lớn trên các lĩnh vực, xây dựng quê hương đất nước và Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua. Đây là cuộc hội tụ đông đủ rất có ý nghĩa của cựu cán bộ Hải Phòng, những “hiền tài” - “tinh hoa” của đất cảng với lãnh đạo thành phố Hải Phòng đương nhiệm trước thêm Xuân mới Ất Tỵ - 2025.

    07:56 | 20/01/2025
  • Thị xã Quảng Trị: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch của năm 2025

    (Xây dựng) - Ngay từ cuối năm 2024, thị xã Quảng Trị đã đề ra những mục tiêu quan trọng, đồng thời ban hành chương trình hành động cụ thể, nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cho năm 2025. Nhân dịp đầu năm mới 2025, phóng viên Báo điện tử Xây dựng có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Mai Anh, Chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị.

    06:50 | 20/01/2025
  • Tặng quà Tết ý nghĩa cho công nhân lao động ở Thái Nguyên và Bắc Giang

    Ngày 19/1, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm, tặng quà cán bộ, công nhân, người lao động Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

    14:21 | 19/01/2025
  • Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

    Ngôi nhà 3 tầng có địa chỉ ở số 79, ngõ 95 Bạch Đằng (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội.

    14:14 | 19/01/2025
  • Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà cho bà con nghèo đón Tết

    (Xây dựng) – Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường dự Lễ bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công với cách mạng tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

    13:29 | 19/01/2025
  • Hà Nội: Phường Hạ Đình tổ chức chương trình Tết nhân ái, ấm tình quân dân

    (Xây dựng) - Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, chúng ta lại càng thêm nhớ về cội nguồn dân tộc với “bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ”. Sáng 18/1, trong không khí hân hoan đón Tết Ất Tỵ năm 2025, Đảng ủy - UBND - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hạ Đình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận Thanh Xuân, Ban Chỉ huy Quân sự quận Thanh Xuân, Ban Chỉ huy Lữ 26 Quân chủng Phòng không Không quân long trọng tổ chức chương trình “Tết nhân ái, ấm tình quân dân” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    13:20 | 19/01/2025
  • Tết đến trong những căn nhà mới

    Nhiều người nghèo được đón Tết trong những căn nhà mới thuộc chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, kịp “an cư lạc nghiệp” ngay từ đầu năm mới Ất Tỵ 2025.

    13:15 | 19/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load