Thứ tư 15/01/2025 23:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tập đoàn Đèo Cả “hiến kế” thúc đẩy phát triển đầu tư hạ tầng giao thông

16:57 | 19/05/2021

(Xây dựng) - Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 sẽ xây dựng 5.000km cao tốc, để thực hiện mục tiêu này không có cách nào khác phải tăng cường hợp tác nhà nước tư nhân, trong đó hình thức BOT rất quan trọng. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này có dấu hiệu chững lại bởi bài toán kinh tế BOT không rõ, nhà đầu tư phải đối diện nhiều rủi ro. Để cải thiện môi trường đầu tư tất yếu này, Tập đoàn Đèo Cả đã đề xuất các phương án cụ thể.

tap doan deo ca hien ke thuc day phat trien dau tu ha tang giao thong
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là dự án không được hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Người nêu ra khái niệm mới về “3 chữ P” trong hợp đồng theo phương thức đối tác công - tư là ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả. 3 chữ “P” gồm “P vốn ngân sách”, “P vốn chủ sở hữu nhà đầu tư” và “P vốn huy động” có thể không đúng hoàn toàn với khái niệm đã được dịch ra theo nguyên bản tiếng Anh (Public Private Partnerships), tuy nhiên nó phù hợp cho bối cảnh đầu tư xây dựng tại Việt Nam hiện nay.

“Chữ P thứ nhất” - Vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án (gồm ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương), cần sự hỗ trợ của Chính phủ và quyết tâm của địa phương. Khi nhu cầu cao, tiềm năng phát triển có sẵn, một khi sự nỗ lực của chính quyền địa phương để vươn lên tự chủ ngân sách thì việc thực hiện thuận lợi hơn.

“Chữ P thứ hai” - Vốn chủ sở hữu: Chọn nhà đầu tư có uy tín, năng lực hợp vốn với các nhà đầu tư khác. Đặc biệt nhà đầu tư phải có kinh nghiệm tổ chức thi công chuyên nghiệp đảm bảo tiến độ thông qua việc kiểm soát được tổng mức đầu tư và chất lượng công trình. Có những dự án phương án tài chính và doanh thu đặc biệt khó khăn, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư là nhà thầu tham gia thi công để đảm bảo tạo nguồn bù đắp từ hoạt động xây lắp.

“Chữ P thứ ba” - Vốn huy động khác: Là vấn đề then chốt đem lại thành công cho dự án, liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác bằng các hình thức phát hành trái phiếu, hợp đồng BCC… Thông qua việc giao quyền cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền để chủ động đề xuất dự án và thực hiện giải phóng mặt bằng, kiểm soát nguồn vật liệu , đặc biệt cơ chế để huy động vốn từ các nhà đầu tư khác, thông qua việc thu hút đầu tư bất động sản, dịch vụ thương mại, logistics… khi các doanh nghiệp hưởng lợi từ việc hình thành cao tốc thì việc huy động và chia sẻ khó khăn doanh thu lưu lượng ban đầu cho các bài toán hoàn vốn sẽ không quá khó .

Ông Nguyễn Văn Hải – Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho rằng: “2021-2030 là giai đoạn mà đầu tư hạ tầng giao thông sẽ phát triển mạnh mẽ khi Chính phủ, Quốc hội dành sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn (các dự án kết nối liên vùng, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông). Mô hình “3 chữ P” chính là chìa khóa và định hướng triển khai mà chúng tôi đang hướng đến để thực hiện trong thời gian tới”.

Với kinh nghiệm đầu tư thành công nhiều dự án BOT lớn như: hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Hải Vân 2, “giải cứu” thành công hai dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận… Tập đoàn Đèo Cả khẳng định đầu tư PPP vẫn là giải pháp tối ưu cho hạ tầng giao thông Việt Nam.

Tuy nhiên, môi trường đầu tư PPP hiện nay còn nhiều bất cập, gây ra nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Đó là việc cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, địa phương thực hiện việc cam kết không phải lúc nào cũng đảm bảo như lời mời gọi đầu tư ban đầu, các hợp đồng thường hồi tố. Ví dụ như ở dự án Đèo Cả phần vốn Nhà nước tham gia 1.180 tỷ đồng còn thiếu kéo dài chưa được bố trí; cơ chế thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan theo như hợp đồng dự án BOT đã ký kết chưa được Quốc hội, Chính phủ giải quyết.

Hay với ngân hàng tài trợ vốn khi nhà đầu tư gặp khó khăn khi cơ quan Nhà nước cứ xem xét và tiếp tục xem xét các bất cập trong cơ chế hỗ trợ. Ông Hải cho biết, tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn - một dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam nhưng lại không được hỗ trợ từ ngân sách như những dự án khác, mặt dù nhà đầu tư đã phải giảm đi một trạm thu phí để tránh ảnh hưởng đến người dân, khiến doanh thu sụt giảm so với phương án tài chính ban đầu.

Luật PPP đã được Quốc hội ban hành và đã có hiệu lực, nhưng để triển khai dự án PPP thành công, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, ngoài việc phát hành trái phiếu, hợp đồng hợp tác (BCC) như luật đã quy định, vị đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho rằng các địa phương có lợi thế về tiềm năng bất động sản cần chủ động tạo nguồn vốn thông qua các nhà đầu tư có quyền lợi liên quan như cách làm của UBND tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã huy động cho tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (nhu cầu vốn dự án là 8.500 tỉ nhưng trong thời gian ngắn đã huy động gần 20.000 tỉ đồng). Đó là một cách làm, về cơ bản vẫn cần phải có quỹ đầu tư chuyên biệt cho loại hình PPP.

Thanh Xuân – Phương Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Quy định mức chi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định về quy định chi tiết mức chi đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

  • Hải Dương: Chấn chỉnh sử dụng lòng đường, vỉa hè

    (Xây dựng) – UBD tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

  • Quảng Nam: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt sinh viên Lào nhân dịp Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Sáng 15/1, nhân dịp chuẩn bị đón năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thượng tá Trần Hữu Ích, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã chủ trì buổi gặp mặt 26 sinh viên là con cán bộ quân đội thuộc Sư đoàn 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự 4 tỉnh Nam Lào đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

  • Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025: Dịp lý tưởng khám phá sản phẩm đặc sắc

    (Xây dựng) - Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17-22/1 (tức từ ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh, mang đến không gian mua sắm sôi động, phong phú các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu, góp phần phục vụ nhu cầu của người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán.

  • Hà Nội: Tập trung giải quyết từ 8 đến 10 điểm ùn tắc giao thông

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

  • Sa Pa (Lào Cai): Tuyên truyền sâu rộng “Sổ tay đô thị - nông thôn” cho người dân

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực quản lý đô thị - nông thôn trên địa bàn, UBND thị xã Sa Pa đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân về cuốn “Sổ tay đô thị - nông thôn” và hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, xem xét, xin ý kiến trước khi xây, sửa chữa nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load