Thứ hai 29/04/2024 23:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Đầu tư phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

10:55 | 17/07/2023

(Xây dựng) - Thời gian qua, huyện Tam Đảo đã tăng cường liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành khác; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn phát triển du lịch với phát huy giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng du lịch Tam Đảo có thương hiệu là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn của du khách.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Đầu tư phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Quần thể di tích “Khu di tích danh thắng Tây Thiên” được quan tâm trùng tu, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử.

Tam Đảo là huyện được thiên nhiêu ưu đãi, có tiềm năng phát triển du lịch, với hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và đa dạng, địa điểm lý tưởng phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh.

Theo số liệu kiểm kê di tích năm 2022, toàn huyện có tổng số 124 di tích, trong đó có 34 đình, 24 đền, 47 chùa, 8 miếu thờ, 2 di tích cách mạng; 1 di tích lưu niệm Bác Hồ, 4 nhà thờ công giáo, 3 công trình tôn giáo khác và 1 quần thể danh lam thắng cảnh.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBND huyện Tam Đảo đã ban hành nghị quyết, quyết định tạo cơ chế chính sách và định hướng cho phát triển du lịch, dịch vụ như: Nghị quyết số 01/NQ-TU năm 2011 của Tỉnh ủy về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030... trong đó tập trung, định hướng phát triển du lịch huyện Tam Đảo trở thành huyện trọng điểm du lịch của tỉnh và quốc gia; Quyết định số 1508/QĐ-UBND, ngày 9/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

Huyện Tam Đảo đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1508/QĐ-UBND, ngày 9/6/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định của UBND tỉnh, UBND huyện đã tham mưu cho Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 30/11/2021 về phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 24/12/2021 của UBND huyện triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định 1508/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo bước đột phá về phát triển du lịch của huyện trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, lấy du lịch trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tăng cường liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành khác; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn phát triển du lịch với phát huy giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng du lịch Tam Đảo có thương hiệu là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn của du khách.

Công tác đầu tư phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn huyện được tỉnh, huyện quan tâm, tập trung huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Tam Đảo, Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên được đầu tư, nâng cấp phục vụ nhu cầu thăm quan của du khách.

Để thúc đẩy, kết nối phát triển du lịch, dịch vụ huyện Tam Đảo, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cho chủ trương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện để thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Tam Đảo với tổng mức đầu tư các dự án trên 1.500 tỷ đồng (Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.62 đoạn nối từ ĐT.302 cầu Bồ Lý - Yên Dương đến đường Tây Thiên - Tam Sơn với tổng mức đầu tư 55 tỷ đồng; Dự án đường giao thông phía Bắc và phía Nam - Khu công viên cây xanh Tây Thiên, thị trấn Đại Đình với tổng số vốn đầu tư 50 tỷ đồng; Hỗ trợ các công trình phục vụ du lịch, dịch vụ tại Khu du lịch quốc gia Tam Đảo với 720 tỷ đồng).

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch trọng điểm cơ bản được hoàn thiện, các tuyến đường thường xuyên được bảo trì bằng nguồn phân bổ từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; các tuyến đường nối từ trục thôn, xóm đến các điểm du lịch được mở rộng và bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các tour, tuyến, phát triển du lịch; hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông vào mùa lễ hội, du lịch, góp phần thúc đẩy các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh... tiếp tục phát triển.

Công tác đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mới được quan tâm. Việc kinh doanh du lịch qua các sản phẩm du lịch truyền thống và các loại hình du lịch mới như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, tín ngưỡng, du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội... cùng với các dịch vụ phục vụ đi kèm như ăn uống, nghỉ dưỡng, mua sắm hàng nông sản… đã từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách.

Công tác đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp và hộ kinh doanh quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 229 cơ sở lưu trú, trong đó có 78 khách sạn; 86 nhà nghỉ; 61 cơ sở homestay và villa. Các cơ sở lưu trú đều đảm bảo tiêu chuẩn đón khách du lịch.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Tam Đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng đến với thị trường du lịch trong nước và quốc tế được tăng cường đã và đang nhận được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Sau dịch bệnh Covid, tỷ lệ khách du lịch đến với Tam Đảo tăng. Năm 2022, huyện Tam Đảo đã đón khoảng 1.000.000 lượt khách du lịch, 6 tháng đầu năm 2023 huyện đã đón 1.200.000 lượt khách.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Đầu tư phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Khu du lịch Tam Đảo được công nhận là Khu du lịch quốc gia năm 2022 và được bầu chọn “Thị trấn Tam Đảo – Điểm đến du lịch hàng đầu thế giới”.

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được quản lý chặt chẽ, đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Chính quyền các xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác quản lý di tích, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, không để xảy ra mất cắp di vật, cổ vật, cháy nổ tại di tích; đảm bảo công tác vệ sinh cảnh quan môi trường; thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội.

Quá trình xây dựng và phát triển hình ảnh du lịch Tam Đảo đã được Nhà nước, các cấp Bộ, ngành ghi nhận: Quần thể di tích “Khu di tích danh thắng Tây Thiên” được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2015; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2020; Khu du lịch Tam Đảo được công nhận là Khu du lịch quốc gia năm 2022 và được bầu chọn “Thị trấn Tam Đảo – Điểm đến du lịch hàng đầu thế giới”. Đây chính là những ưu điểm thuận lợi cho phát triển du lịch của Tam Đảo trong thời gian tới.

Có thể thấy, các di tích lịch sử, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong thu hút khách du lịch đến với Tam Đảo. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, huyện Tam Đảo đã triển khai nhiều biện pháp linh hoạt nhằm tăng cường quản lý, bảo tồn di tích, ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể việc tu bổ, tôn tạo các di tích một cách hiệu quả; tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản…

Cùng với đó, công tác xã hội hóa trong xây dựng, trùng tu, tôn tạo các thiết chế văn hóa đặc biệt là các di tích lịch sử ở một số địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm đã công đức xây dựng, trùng tu, tôn tạo các di tích ước tính hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc khai thác những di sản này trong hoạt động du lịch ở một số nơi vẫn còn hạn chế, bất cập. Nhiều địa phương tổ chức tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử, văn hóa chưa được kịp thời theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch tại một số di sản văn hóa còn ít, hạn chế, phát triển tự phát, đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Thời gian tới, để các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Tam Đảo thu hút nhiều hơn nữa du khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng thì huyện Tam Đảo cần có chủ trương, chính sách phù hợp để tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa; có chiến lược khai thác, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, giúp du khách cảm nhận được các giá trị văn hóa của địa phương.

Cùng với đó, việc bảo tồn phải tuân thủ triệt để các quy định của quốc tế và trong nước, tránh tác động nhiều vào di tích và cố gắng duy trì, bảo tồn nguyên trạng di tích. Đồng thời khai thác có hiệu quả giá trị các di sản văn hóa để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó cũng cần có giải pháp phù hợp, để du lịch có nhiều đóng góp quay lại cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử.

Bích Huệ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hàng vạn lượt khách đổ về Grand World trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4

    (Xây dựng) - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khu vực phía Đông Hà Nội một lần nữa tỏa sáng rực rỡ trên bản đồ điểm đến của miền Bắc khi đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến “vũ trụ giải trí” Grand World (Ocean City).

  • Quảng Nam: Khu du lịch Cổng trời Đông Giang 800 tỷ đồng chính thức khai trương

    (Xây dựng) – Sau 2 năm vận hành thử nghiệm, Tập đoàn FVG chính thức khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đơn vị sẽ triển khai nhiều gói sản phẩm du lịch cùng các chương trình như: Lễ hội mùa xuân, vũ điệu đại ngàn... nhằm góp phần đa dạng hóa dịch vụ, giúp du khách có nhiều trải nghiệm về thiên nhiên, văn hóa bản địa tại khu du lịch.

  • Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Khởi động mùa du lịch biển năm 2024

    (Xây dựng) - Tối 27/4, tại Quảng trường biển Kỳ Ninh, UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức Lễ khai trương du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Thị xã Kỳ Anh - Dấu ấn và khát vọng”.

  • Hơn 300.000 người đổ về Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn xem khai mạc Lễ hội Du lịch biển

    (Xây dựng) - Ngày 27/4, tại sân khấu Quảng trường biển thành phố Sầm Sơn đã diễn ra Lễ hội Du lịch biển 2024 trong không gian rực rỡ sắc màu, mở đầu mùa du lịch hè sôi động. Hơn 300.000 người đã đổ về quảng trường hòa mình vào lễ hội.

  • Tuyên Quang: Ra mắt Trung tâm đón tiếp khu du lịch Tân Trào Destination Centre

    (Xây dựng) – Hưởng ứng chuỗi hoạt động khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2024, ngày 27/4, Tập đoàn Flamingo ra mắt Trung tâm đón tiếp khu du lịch Tân Trào Destination Centre tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.

  • Khởi sắc du lịch Bình Định

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, Bình Định là một trong những địa phương trong cả nước thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây cũng là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn trên bản đồ du lịch để “chữa lành tâm hồn”, cân bằng cuộc sống sau những ngày dài miệt mài với cuộc sống mưu sinh. Không ngoại lệ, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 là một trong những thời điểm tốt để thu hút khách du lịch trong năm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load