Thứ sáu 03/01/2025 02:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Siết chặt công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng

15:33 | 30/08/2016

(Xây dựng) – Sau thời gian triển khai, Nghị định  59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã phát huy tính hiệu quả khi áp dụng vào cuộc sống, tuy nhiên, thực tế còn phát sinh một số điểm chưa phù hợp. Do vậy, Bộ Xây dựng sẽ lấy ý kiến dự thảo thay thế, bổ sung một số điều của Nghị định, trong đó tập trung sửa đổi các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở …


Những điểm mới trong Dự thảo Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng kỳ vọng sẽ góp phần siết chặt công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. (Ảnh: TL)

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng…

Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, Nghị định đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp và cần thiết phải có dự thảo nghị định để thay thế. Do vậy, dự thảo Nghị định lần này sẽ sửa đổi, bổ sung một số điểm, cụ thể tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 5 Điều 10 về thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở.

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ quy định rõ cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành được quy định tại Điều 76 của Nghị định này. Theo đó, việc chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao như dự án nhóm A; dự án từ nhóm B trở xuống, dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cấp I trở lên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định đầu tư.

 Sở sẽ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống; dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do các Cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Theo phân cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành sẽ chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao gồm dự án nhóm A; thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án quy mô từ nhóm B trở xuống, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (trừ phần công nghệ) công trình cấp I trở lên của Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng do các Cơ quan ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư.

Sở cũng sẽ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình (trừ phần công nghệ) của Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng do các Cơ quan ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư trên địa bàn hành chính của tỉnh…

Để phù hợp thực tế, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể đối với cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư sẽ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chức thẩm định dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình từ cấp III trở xuống và đầu tư sửa chữa, cải tạo, trùng tu, tu bổ công trình. Chủ trì thẩm định dự án có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng có cấu phần xây dựng gồm các hạng mục công trình, công việc không quyết định đến mục tiêu đầu tư, an toàn trong vận hành, sử dụng và có giá trị chi phí phần xây dựng trong tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Báo Xây dựng về những điểm mới của dự thảo nghị định, ông Phạm Giang, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang cho biết: Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng về cơ bản đã phát huy tính hiệu quả, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Những sửa đổi, bổ sung trong dự thảo nghị định lần này sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý vốn nhà nước, đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, đồng thời tăng cường chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các Sở để phù hợp với thực tế của các địa phương.

Thành Luân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load