Thứ năm 07/11/2024 12:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023

18:10 | 26/11/2023

(Xây dựng) - Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa” chính thức diễn ra tại thành phố Sóc Trăng trong 03 ngày từ 25-27/11/2023. Lễ hội năm nay tưng bừng, rộn ràng với chương trình nghệ thuật khai mạc độc đáo. Đua ghe Ngo với 46 đội ghe Ngo nam, nữ, trong và ngoài tỉnh sôi nổi đua nhau quyết liệt tranh tài. Đặc biệt, lễ hội năm nay, bức tranh lớn nhất Việt Nam làm từ gạo ST 25 của Sóc Trăng được xác lập kỷ lục Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội đua ghe Ngo phát biểu khai mạc Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Đến hẹn lại lên, cứ hàng năm đến giữa tháng 10 âm lịch, Sóc Trăng rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo. Lễ hội năm nay được tổ chức cấp tỉnh nhưng tưng bừng không thua gì cấp khu vực. Chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội với chủ đề “Mùa trăng hạnh phúc” hoành tráng mang sắc màu ca múa cộng đồng 3 dân tộc: Kinh - Khmer - Hoa, với 2 Chương (Chương 1: Mùa trăng hạnh phúc - thể hiện niềm vui, hạnh phúc của người Khmer và cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong mùa Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo; Chương 2: Hướng tới tương lai, thể hiện khát vọng và niềm tin về một Sóc Trăng giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc).

Rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Bức tranh lớn nhất Việt Nam làm từ gạo ST 25 của Sóc Trăng được xác lập kỷ lục Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng: “Từ nhiều năm nay, mỗi năm một lần, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng dù được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh hay cấp khu vực thì vẫn luôn là hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm và chờ đón. Với các hoạt động truyền thống mang nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer, đến với lễ hội, nhân dân và du khách sẽ dự xem Lễ cúng trăng của đồng bào Khmer; ngắm nhìn những chiếc đèn nước và ghe Cà Hâu lung linh, rực rỡ sắc màu trên dòng sông Maspero; hòa mình trong không khí sôi nổi, hào hứng của Giải đua ghe Ngo - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã được Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận Kỷ lục là môn thể thao “có số lượng ghe Ngo và vận động viên đông nhất Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

Rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội.

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 này, ngoài yêu cầu tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc để cùng phát triển, tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội lần này sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu và du khách gần xa; thông qua giao lưu văn hóa, kết nối giao thương, kích cầu du lịch, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu vùng đất, con người Sóc Trăng. Đồng thời cũng mong đợi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ về với Sóc Trăng tìm kiếm cơ hội đầu tư, để cùng hợp tác và phát triển…”.

Đua ghe Ngo là sự kiện chính của Lễ hội Oóc Om Bóc. Năm nay, Lễ hội đua ghe Ngo diễn ra tưng bừng và khí thế. Đến khoảng 12 giờ trưa ngày 26/11, Lễ hội đua ghe Ngo mới chính thức khai mạc nhưng mới khoảng 9 giờ sáng 2 bên bờ sông Maspero - đường đua ghe Ngo, đã kín người đứng chờ kéo dài mấy km, ai cũng náo nức đợi chờ giây phút tranh tài diễn ra. 46 đội ghe Ngo đã tập kết kín cả đoạn sông Maspero. Đến 12 giờ trưa, khai mạc Lễ đua ghe Ngo. Dàn nhạc ngũ âm - một nhạc cụ độc đáo của dân tộc Khmer nổi lên rộn ràng, náo nhiệt.

Rộn ràng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Dòng sông Maspero ngập tràn sắc màu ghe Ngo.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội đua ghe Ngo tuyên bố khai mạc: “Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm 2023, tuy được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh nhưng Giải đua ghe Ngo truyền thống này vẫn thu hút sự quan tâm và tham gia của các đội ghe đến từ các tỉnh, thành phố trong vùng, với 46 đội ghe đến từ Cà Mau, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ và của tỉnh Sóc Trăng; trong đó, 40 đội ghe Ngo nam tranh tài cự ly 1.200 mét và 6 đội ghe Ngo nữ tranh tài cự ly 1.000 mét. Và đến thời điểm này, trên khán đài hay dọc suốt hai bờ sông Maspero, quý đại biểu, người dân và du khách tất cả đều đang mong chờ dự xem các đội ghe Ngo thi đấu. Trong niềm hân hoan và mong chờ, trên tinh thần thể thao đoàn kết, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin tuyên bố khai mạc Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023”.

Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2023 sẽ kết thúc vào ngày 27/11/2023.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load