Thứ năm 26/12/2024 17:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Quy hoạch ven sông Hồng để thực hiện hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông”

18:55 | 25/10/2022

(Xây dựng) - Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các chuyên gia đánh giá phía Đông Hà Nội đang có nhiều lợi thế và tương lai sẽ chứng kiến những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế quy mô chưa từng có.

quy hoach ven song hong de thuc hien hoa giac mo thanh pho hai ben bo song
Diễn đàn đô thị ven sông Hồng, chuyên đề “Điểm sáng phía Đông”.

Được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn “Quy hoạch chuỗi đô thị ven sông Hồng - Chuyên đề II: Sức hút phía Đông Hà Nội”. Diễn đàn sẽ mở ra các nội dung: Hiện thực hoá Giấc mơ đô thị ven sông Hồng; Bất động sản phía Đông Hà Nội trỗi dậy từ Quy hoạch đô thị sông Hồng và làn sóng di dân khỏi phố cổ; Tiềm năng từ các dự án phía Đông Hà Nội gắn với Quy hoạch đô thị sông Hồng; Đột phá đầu tư công – khu Đông Hà Nội trở thành điểm hội tụ Vùng Thủ đô.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các chuyên gia đánh giá phía Đông Hà Nội đang có nhiều lợi thế và tương lai sẽ chứng kiến những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế quy mô chưa từng có.

Tháng 3/2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Đây là bước khởi đầu nhằm hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông”.

Mới đây Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về việc triển khai đường vành đai 4 với tổng mức đầu tư hơn 85 nghìn tỷ đồng. Chiều dài hơn 112km, đây sẽ là trục xương sống cho việc kết nối giữa Hà Nội với Hưng Yên, Bắc Ninh và đấu nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long.

Ngoài ra, đường Vành đai 3,5 dài hơn 45km cũng sẽ hoàn thành hơn 4/5 khối lượng vào năm 2025. Đây là sự tiếp sức mạnh mẽ và chất lượng cho hạ tầng giao thông vốn đã khá hoàn thiện như: QL 1A, 1B, 5A, 5B, 18… đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng... Sức hấp dẫn của phía Đông Hà Nội còn đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của trục tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là một trong 2 trung tâm thu hút FDI lớn nhất cả nước.

Bên cạnh đó, quy hoạch nội đô lịch sử với mục tiêu xác định cần giảm khoảng 215.000 dân sinh sống tại bốn quận nội đô trong giai đoạn 2020-2030. Các dự án nhà ở sẽ được hưởng lợi từ việc di dân từ khu vực nội đô lịch sử tới các quận giáp ranh, nổi trổi là khu vực phía Đông khi đã có một số dân cư phố cổ trước đây chuyển sang khu vực này sinh sống, do các điều kiện hạ tầng tốt cùng việc đi lại thuận tiện. Đón đầu xu thế này, các đại đô thị ở phía Đông Hà Nội dần xuất hiện đã tạo thành cả một “quần thể siêu đô thị” ở phía Đông Hà Nội.

Ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển địa ốcVietstarland đánh giá, tại các khu vực ven đô, nằm quanh bán kính trung tâm Hà Nội khoảng 5-15km, nhất là khu Đông Hà Nội – nơi có quỹ đất lớn, có thế mạnh về cảnh quan, về hệ sinh thái đã và đang hiện hữu các khu đô thị lớn, được thiết kế như những khu nghỉ dưỡng, với mật độ cây xanh và mặt nước khổng lồ, không gian yên bình giữa thiên nhiên, mật độ cư dân thấp là nơi đáng sống được lựa chọn hàng đầu.

Cũng theo ông Khiêm, tương lai của “Lõi nội đô 2” hiện diện ngay tại phía Đông Hà Nội khi ngày càng có nhiều cây cầu lớn nối hai bờ sông Hồng cùng các tuyến vành đai, bao gồm cả tuyến Vành đai 5 theo kế hoạch.

quy hoach ven song hong de thuc hien hoa giac mo thanh pho hai ben bo song
TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

“Ở khía cạnh thị trường, nhiều nhà đầu tư đánh giá, chứng khoán là vua, bởi lợi suất từ kênh đầu tư này rất cao. Nhưng khi thị trường chứng khoán khủng hoảng, đích đến của dòng tiền vẫn luôn là bất động sản, bởi đây là kênh có tính bảo toàn vốn cao, luôn có thanh khoản và hiện vẫn duy trì được mức lợi suất hấp dẫn. Điều này càng được củng cố khi vàng vẫn trượt dài trong đà giảm giá từ tháng 8 tới nay, còn kênh gửi tiết kiệm không thể mang lại biên lợi nhuận lớn do việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp. Nhìn ngang nhìn dọc trên thị trường, bất động sản vẫn là “cửa sáng” của các nhà đầu tư. Đặc biệt là các dự án nhà ở phía Đông với các sản phẩm là bất động sản thấp tầng”, ông Khiêm bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá: Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, có tới 83% số người được hỏi nhận định bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát, 90% khẳng định giá bất động sản, sẽ tăng mạnh từ nửa cuối năm nay, một phần do nhu cầu nắm giữ bất động sản thay vì bán ra để thu tiền mặt của các nhà đầu tư, đồng thời các tác động của xã hội thúc đẩy tâm lý mua vào bất động sản để trú ẩn dòng tiền.

Đặt vào bối cảnh kinh tế vĩ mô còn diễn biến khó dự đoán, bất động sản sẽ vừa mang lại nguồn thu từ các lợi ích trực tiếp, vừa duy trì giá trị trong dài hạn nhờ khả năng giữ giá sinh lời và tiềm năng tăng giá trong tương lai, trở thành rào chắn trước mọi ảnh hưởng nếu có từ lạm phát cho các nhà đầu tư. Và đây cũng chính là lý do quan trọng khiến bất động sản trở thành kênh đầu tư an toàn nhất, ít chịu các tác động tiêu cực và rủi ro nếu có đến từ phía thị trường.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load