Thứ năm 23/01/2025 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

08:35 | 24/08/2024

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Một góc Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Tiến Hào)

Nâng cao chất lượng đô thị hóa

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải.

Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng "tích tụ", "kết nối" và "liên kết" chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao.

Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Đến 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

Nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Các chỉ tiêu phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030

Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Hệ thống nông thôn: Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó 35% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu 100% huyện có đô thị.

Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao...

Định hướng phát triển chung

Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn dựa trên đặc điểm lãnh thổ tự nhiên trên đất liền, biển, hải đảo; đặc điểm lịch sử, văn hóa, định cư và hiện trạng phân bố dân cư. Nâng cao chất lượng phát triển đô thị, nông thôn về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, nhà ở và môi trường sống của người dân.

Phát triển đô thị, nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ... có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Ưu tiên phát triển các đô thị gắn với các hành lang kinh tế thành các đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng, thúc đẩy lan tỏa phát triển.

Phát triển 2 thành phố lớn trở thành đô thị năng động, sáng tạo

Phát triển Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quy hoạch đô thị lớn gắn với giao thông công cộng (TOD), chú trọng khai thác không gian ngầm, phát triển các đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị trung tâm.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới; phân bố hợp lý, đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng; dựa trên định hướng khung hạ tầng giao thông quốc gia, liên kết ngành lĩnh vực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù như đô thị chuyên ngành là trung tâm quốc gia hoặc cấp vùng về văn hoá, di sản, du lịch, đại học, sáng tạo, khoa học, kinh tế cửa khẩu; đô thị biên giới, biển đảo.

Phát triển đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Hình thành mạng lưới đô thị thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di tích lịch sử, di sản văn hóa. Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, chia sẻ của mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao trên từng địa bàn đô thị, nông thôn.

Phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn là hạt nhân quan trọng của khu vực nông thôn, được quy hoạch gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống; phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước...

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Quy hoạch ban hành Danh mục 42 đô thị loại I, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 5 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 5 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 11 đô thị.

Có 50 đô thị loại II, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 10 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 11 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 11 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 8 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 đô thị.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Công nhận thành phố Rạch Giá, Phú Quốc là đô thị loại I

    (Xây dựng) - Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

    08:08 | 22/01/2025
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị trên địa bàn

    (Xây dựng) - Nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới Xuân Ất Tỵ 2025, Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên Nguyễn Trung Hải cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ đi kiểm tra công tác chỉnh trang đô thị trên địa bàn.

    21:14 | 21/01/2025
  • Hà Tĩnh: Thị xã Hồng Lĩnh tập trung hoàn thành 8/9 tiêu chí thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Năm 2024, thị xã Hồng Lĩnh có 14/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, thu ngân sách đạt hơn 222 tỷ đồng.

    14:15 | 21/01/2025
  • Thành phố Từ Sơn: Quyết tâm xây dựng đô thị loại I “xanh - sạch - đẹp - văn minh”

    (Xây dựng) - Năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trên con đường phát triển của thành phố Từ Sơn, khi chính quyền và người dân nơi đây dồn toàn lực cho mục tiêu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, cũng như sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân.

    14:15 | 20/01/2025
  • TOD - “chìa khóa” cho đô thị xanh, văn minh, hiện đại

    Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD - Trans-it Oriented Development) là giải pháp cho các thách thức đô thị, đồng thời mở ra cơ hội phát triển bền vững.

    14:01 | 20/01/2025
  • Năm 2040, Tân Thành trở thành đô thị hạt nhân của Bắc Tân Uyên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương mới ban hành Quyết định số 3913/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Theo đó, Tân Thành được xác định là đô thị trung tâm của huyện với định hướng phát triển theo mô hình đô thị dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đóng vai trò hạt nhân trong quá trình đô thị hóa của khu vực.

    08:44 | 20/01/2025
  • Sơn La: Công bố Nghị quyết về thành lập thị xã Mộc Châu

    (Xây dựng) – Ngày 18/1, tại Quảng trường 8/5 (Trung tâm Hành chính thị xã Mộc Châu), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

    23:00 | 18/01/2025
  • Xây dựng đô thị Hiệp Hòa xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc

    (Xây dựng) - Nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, giáp với nhiều địa bàn trọng yếu về công nghiệp, dịch vụ của Hà Nội và Thái Nguyên, Hiệp Hòa được kỳ vọng trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Để sự “kỳ vọng” ấy trở thành hiện thực, Hiệp Hòa đang quyết tâm mạnh mẽ để tạo những bước chuyển biến đột phá trong thời gian tới.

    16:12 | 18/01/2025
  • Đi tìm không gian bình yên giữa phố thị

    (Xây dựng) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khắp các tuyến đường, ngõ phố của Thành phố Hồ Chí Minh đều nhộn nhịp người xe qua lại, giao thông trở nên ngột ngạt hơn bởi ai ai cũng hối hả hoàn thành công việc của mình để chuẩn bị cho những ngày nghỉ lễ dài bên gia đình sau một năm bận rộn. Tuy nhiên, giữa sự tất bật của phố thị, vẫn có những không gian rất bình yên tưởng như sự ồn ào không thể chiếm lĩnh.

    11:50 | 18/01/2025
  • HĐND tỉnh Bắc Ninh: Ưu tiên nguồn lực để phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) – Tại Kỳ họp lần thứ 25 (chuyên đề) HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa 19 đã thông qua 14 Nghị quyết quan trọng, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực cho tiêu chí phát triển đô thị bền vững.

    23:21 | 17/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load