(Xây dựng) - Chung cư có một hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng chỉ có dưới 20 căn hộ có thể quyết định việc thành lập Ban quản trị hoặc không.
Ảnh minh họa. |
Khoản 3 Điều 103 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về việc tổ chức Ban quản trị nhà chung cư như sau:
Chung cư có một hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng chỉ có dưới 20 căn hộ: Có thể quyết định việc thành lập Ban quản trị hoặc không. Nếu thành lập thì Ban quản trị sẽ là:
Chung cư có một chủ sở hữu: Ban quản trị gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư, hoạt động theo mô hình tự quản, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.
Chung cư có nhiều chủ sở hữu: Từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập Ban quản trị gồm các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có) hoặc có thể bao gồm cả người sử dụng chung cư nếu có tham gia hội nghị nhà chung cư; hoạt động theo mô hình hội đồng quản trị của công ty cổ phần/ban chủ nhiệm của hợp tác xã.
Căn cứ các quy định này có thể thấy, Ban quản trị chung cư không phải tổ chức bắt buộc phải thành lập trong mỗi khu chung cư mà chỉ khi trên 20 căn hộ trở lên mới bắt buộc thành lập Ban quản trị chung cư.
Ngược lại, nếu dưới 20 căn hộ thì không cần, có thể lập hoặc không theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung cư.
Quyền, trách nhiệm của ban quản trị nhà chung cư được quy định cụ thể tại Điều 104 Luật Nhà ở như sau:
Tuệ Minh
Theo