Thứ bảy 27/07/2024 06:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Ninh: “Thừa trường - thiếu trò” lại nổi cộm trong Đề án phát triển giáo dục

19:04 | 30/05/2022

(Xây dựng) - Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa họp nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tờ trình về Đề án phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030. Với mục tiêu phát triển ngoài công lập thì dư luận lại xôn xao việc tỉnh này đã kêu gọi nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng trường sở, nhưng khi xây xong lại “thừa trường - thiếu trò”.

quang ninh thua truong thieu tro lai noi com trong de an phat trien giao duc
Trường THPT Hòn Gai có không gian kiến trúc, cơ sở giáo dục lớn hàng đầu các trường cấp học này trên toàn quốc.

Đề án phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 có khái quát những thành tựu và những tồn tại mà chặng đường trước để lại, khẳng định địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với ngành Giáo dục - Đào tạo. Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng trường sở đồng đều từ trung tâm đô thị đến sơn khu hải đảo, nơi xa xôi hẻo lánh. Hiện, 87,34% trường học các cấp từ mầm non đến phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp trung học cơ sở (THCS) là 93,19%, cấp trung học phổ thông (THPT) là 81,94%.

Tuy nhiên, công tác giáo dục - đào tạo vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng và thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng giáo dục có tiến bộ nhưng chưa toàn diện, chưa đồng đều và còn có sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học còn thấp. Chưa có những đột phá về phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Còn nhiều bất cập giữa vấn đề đầu tư cơ sở vật chất trường sở với chất lượng giáo dục, và khuyến khích các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư vào giáo dục văn hóa phổ thông, chậm lộ trình thực hiện tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục công lập.

Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển giáo dục - đào tạo, cần nêu rõ: Nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh là khâu đột phá, cấp bách; gắn chặt với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trước mắt và lâu dài.

Năm 2022, các huyện thị, thành phố dành tối đa quỹ đất để phát triển cho giáo dục - đào tạo; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, theo phương châm “ngân sách N hà nước là chủ đạo, kết hợp tối đa với các nguồn lực ngoài ngân sách để chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo”; có cơ chế khuyến khích phát triển mạnh giáo dục ngoài công lập, đảm bảo sự hài hòa lợi ích Nhà nước, phụ huynh, học sinh và nhà đầu tư; có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên giỏi trong cả nước về dạy học tại địa phương và đào tạo, đào tạo lại để chuẩn hóa ở mức độ cao đội ngũ giáo viên hiện có.

Mục tiêu, đến năm 2025, Quảng Ninh ở top khá trong cả nước về chất lượng giáo dục và là một trong những tỉnh đi đầu trong mô hình giáo dục thông minh, ở top các địa phương có chất lượng giáo dục tốt, có số cơ sở giáo dục ngoài công lập chiếm từ 20-25%, thực hiện lộ trình tự chủ và giảm số người hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Hiện, Quảng Ninh đã huy động được trên 2.000 tỷ đồng ngoài ngân sách đầu tư xây dựng trường sở với 51 trường, 1.505 lớp, trên 40.700 học sinh và trên 2.600 giáo viên ngoài công lập từ cấp mầm non đến THPT. Tỷ lệ trường THPT tư thục so với công lập đứng thứ 3 toàn quốc; 14/21 trường THPT ngoài công lập đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Song các nhà đầu tư có trăn trở, khi đầu tư vào nghề này lợi nhuận thấp mà lại cũng có rủi ro lớn.

Cụ thể, chủ đầu tư trường THPT Nguyễn Trãi thực hiện Quyết định số 896/QĐ-UBND, ngày 8/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh, xây dựng thêm phòng học để cho trường THPT Tiên Yên thuê lại. Bởi huyện muốn chuyển 7.200m2 đất của trường THPT Tiên Yên cho trường THCS Tiên Yên cùng thổ đất hợp thửa thành 10.400m2 để xây lại trường THCS Tiên Yên to đẹp hơn, do tỉnh chưa thể cùng lúc đầu tư ngân sách xây dựng 2 trường này được.

Vì thế, trường THPT Nguyễn Trãi gấp rút xây dựng thêm 20 phòng học cao tầng tiện nghi, cùng các hạng mục xây dựng trường sở đi kèm; 8 phòng học chức năng và khu nhà hiệu bộ; nhà để xe học sinh và giáo viên; sân chơi bãi tập; khu ký túc xá học sinh gồm 25 căn khép kín; 18 căn nhà ở công vụ cho giáo viên. Giá đầu tư thời điểm đó là 24 tỷ đồng và chi gần 10 tỷ đồng mua sắm 6 xe ôtô đưa đón học sinh đến lớp... cơ sở tốt nhất để đón thầy trò trường THPT Tiên Yên đến chỉ việc tổ chức giảng dạy.

Cơ chế thuê, diện tích thuê được tính toán rành mạch, đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước. Cụ thể, thuê 4.797m2 xây dựng công trình hoàn chỉnh có thời hạn, giá thuê ổn định trong 10 năm đầu là 2,281 tỷ đồng/năm. Chủ đầu tư còn có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng... Trong khi trường THPT Tiên Yên mỗi năm ngân sách Nhà nước phải cấp trên dưới 1,5 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, chưa kể trường sở thiếu cảnh quan, diện tích chật hẹp, khó phát triển không gian sư phạm.

Quyết định số 896/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh là đúng đắn, không chỉ có giá trị về quy hoạch sử dụng quỹ đất hợp lý cho ngành Giáo dục ở huyện Tiên Yên, mà còn phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước về huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Một chủ trương lớn của nhiệm kỳ trước để lại mà 4 năm nay chưa thực hiện được, dẫn đến tình trạng Tiên Yên “thừa trường - thiếu trò” ở cấp THPT, đưa nhà đầu tư vào thế bí và lãng phí của cải xã hội.

Riêng ở Tiên Yên, một khối lượng lớn trường sở tư thục xây ra bỏ “ế” mà tỉnh vẫn bỏ tiền ra xây dựng thêm phòng học cho cấp học này tại địa phương. Năm 2022, riêng nguồn vốn theo chương trình xây dựng nông thôn mới đã đầu tư cho các trường công cùng cấp học THPT, cùng bám trục đường QL18 đoạn dài chưa đến 15km là trường THPT Hải Đông được đầu tư 22 tỷ 310 triệu đồng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được đầu tư 20 tỷ đồng.

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao tỉnh Quảng Ninh, không gỡ xong thế bí cho nhà đầu tư THPT Nguyễn Trãi đã làm theo Quyết định số 896/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư tổng cộng gần 40 tỷ đồng xây dựng hàng loạt phòng học bị bỏ phí, bằng cách cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thuê lại? Bởi, trường THPT Nguyễn Trãi không những thừa phòng học văn hóa, mà lại còn có phòng học nghề, nhà xưởng thực hành khá đầy đủ để vừa học văn hóa vừa học nghề. Phương án này Quảng Ninh đã từng tính đến, nhưng không hiểu sao lại bỏ dở?

Về hệ thống Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có thể phù hợp với địa phương khác, nhưng không phù hợp với Quảng Ninh. Bởi Quảng Ninh có hệ thống trường đào tạo nghề đồng bộ, chuyên nghiệp và nhiều nhất cấp tỉnh trong toàn quốc. Với hệ thống trường Cao đẳng nghề của các Bộ Công thương, Xây dựng, của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đặt tại địa phương; và mới đây, tỉnh lại xây dựng Đề án nâng cấp toàn diện trường Cao đẳng Việt - Hàn… Các trường đều có thiết bị, phương tiện dạy nghề hùng hậu mà còn khó tuyển sinh.

Quảng Ninh áp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi một huyện thị, thành phố xây dựng một Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục này đang tỏ rõ những bất cập. Trung tâm dạy nghề nghiệp mà không có nhà xưởng thực hành, học sinh vào học thực chất chỉ để có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Theo Nghị quyết số 310/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT được ngân sách hỗ trợ từ 40-50% mức lương cơ sở/người/tháng theo cấp học từ Trung cấp đến Cao đẳng và được miễn 100% tiền học phí văn hóa, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi này.

Nghị quyết số 310/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là sáng suốt, nhưng đang bị lạm dụng, đang phát sinh những bất cập về chất lượng đào tạo ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và nguy cơ tham nhũng. Hiện đang có dấu hiệu “bán độ” học sinh giữa các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với các trường Cao đẳng nghề “núp” dưới hình thức liên kết đào tạo. Một giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện từng bị kỷ luật về tội khai khống số lượng học sinh, để chiếm đoạt ngân sách.

Vấn đề mà dư luận quan tâm trên tinh thần để Đề án phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 của Quảng Ninh khả thi và toàn diện hơn. Điều kiện tiên quyết cho chất lượng sản phẩm đào tạo phải được đảm bảo bằng thầy giỏi - trường tốt. Song song với thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ thầy giỏi cần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, thực hiện lộ trình giảm số người hưởng ngân sách và chủ động tài chính trong các trường công lập, xây dựng hạ tầng giáo dục hội nhập với quốc tế và khu vực.

Muốn kêu gọi được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực giáo dục, rất cần có chữ tín. Quảng Ninh thực hiện Quyết định số 896/QĐ-UBND của nhiệm kỳ trước ban hành cách đây 4 năm, giải quyết được tồn đọng ở trường THPT Nguyễn Trãi, xây dựng hàng loạt phòng học rồi bỏ hoang là xóa đi mặc cảm trong giới đầu tư khi thực hiện Đề án phát triển sự nghiệp giáo dục vừa báo cáo Tỉnh ủy.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đèo Cả hợp tác quốc tế phát triển nhân lực đường sắt

    (Xây dựng) - Tiếp nối trong kế hoạch hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực lĩnh vực đường sắt, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ trì kết nối hai đơn vị đào tạo về đường sắt hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc, học tập những thành công từ mô hình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại đất nước 1,4 tỷ dân.

    14:28 | 18/07/2024
  • Chuyên gia nói gì về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

    (Xây dựng) - Sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Nhiều chuyên gia nhận định, phổ điểm năm nay khá tốt, dự báo điểm chuẩn sẽ tăng cao.

    15:14 | 17/07/2024
  • SILKROAD VINA JSC trao tặng 40 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam

    (Xây dựng) – Ngày 15/7, tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, SILKROAD VINA JSC, thuộc Tập đoàn SILKROAD - doanh nghiệp phụ gia bê tông hàng đầu tại Hàn Quốc và Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng chương trình “Học bổng sinh viên lần thứ nhất năm 2024”.

    16:49 | 16/07/2024
  • Trường Cao đẳng Quảng Nam ký kết hợp tác cùng công ty đến từ Nhật Bản

    (Xây dựng) – Trường Cao đẳng Quảng Nam ký kết với Công ty Doraviza trong việc phối hợp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực về làm việc tại Nhật Bản.

    10:52 | 16/07/2024
  • Sẵn sàng bố trí quy hoạch vị trí tái định cư phục vụ dự án xây dựng Đại học Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trong buổi làm việc mới đây giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND tỉnh, nhằm bàn các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư để triển khai hiệu quả dự án xây dựng Đại học Thái Nguyên.

    19:55 | 13/07/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Khảo sát kiểm định chất lượng 04 chương trình đào tạo

    (Xây dựng) - Ngày 11/7, Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài (Đoàn ĐGN) của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn (CEA-SAIGON) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (MTU) tổ chức khai mạc khảo sát chính thức kiểm định chất lượng 04 chương trình đào tạo của Trường MTU gồm: Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành: Kiến trúc; Kỹ thuật cấp thoát nước; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và ngành Kế toán.

    21:29 | 12/07/2024
  • Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc

    (Xây dựng) - Ngôi trường bên đồi đẹp như mơ ở Hòa Bình với lối kiến trúc mở, tạo sự ngạc nhiên bền vững, giúp trẻ học tập, khám phá, sáng tạo và trải nghiệm liên tiếp bất ngờ, thú vị… đó là ngôi trường hạnh phúc mang tên Hệ thống giáo dục Dạ Hợp.

    11:37 | 11/07/2024
  • Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 9/7/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

    09:49 | 11/07/2024
  • Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Đầu tư sửa chữa trường Trung cấp nghề miền núi

    (Xây dựng) – Trường Trung cấp nghề miền núi tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở tiền thân là Trường Kỹ thuật Ngọc Lặc. Sau 22 năm thành lập, hiện nay một số hạng mục đã xuống cấp.

    13:09 | 10/07/2024
  • Đào tạo nguồn nhân lực “tại chỗ” – nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Để có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiều công ty, tập đoàn lớn đã nghiên cứu đầu tư mô hình trường học trong doanh nghiệp. Trường Cao đẳng THACO là một điển hình thành công của mô hình này sau gần 15 năm hoạt động. Không chỉ đáp ứng nguồn nhân lực cho các nhà máy, nông trường, nông trại của THACO mà trường còn cung ứng lực lượng lao động chất lượng cho các doanh nghiệp tại miền Trung.

    15:30 | 08/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load