Thứ tư 06/11/2024 01:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ninh: Quản lý các hoạt động văn hóa hội nhập xu hướng phát triển

10:53 | 04/08/2023

(Xây dựng) - Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh chủ trì tổ chức, phiên họp đầu tháng 8/2023 đã giải đáp những vấn đề mà dư luận quan tâm về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động biển diễn nghệ thuật tại quán bar, vũ trường.

Quảng Ninh: Quản lý các hoạt động văn hóa hội nhập xu hướng phát triển
Bà Phạm Thùy Dương - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ phiên họp này.

Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và UBND thành phố Hạ Long thông tin về tình hình cấp phép hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật; công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động biểu diễn tại quán bar, vũ trường nhất là các quán bar trên bãi biển trong thời gian qua.

UBND thành phố Hạ Long nêu, hiện nay chưa có văn bản chính thống nào định nghĩa về quán bar. Theo cách hiểu chung, đây là quầy hàng và khu vực phục vụ đồ ăn uống giải khát. Về vũ trường, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có nêu: Dịch vụ vũ trường là dịch vụ cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường theo quy định của Nghị định này.

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể về cấp giấy phép kinh doanh hoạt động đối với loại hình quán bar. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các quán bar, vũ trường… được thực hiện theo Điều 8, 9, 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Quảng Ninh: Quản lý các hoạt động văn hóa hội nhập xu hướng phát triển
Lãnh đạo thành phố Hạ Long nêu, công tác quản lý hoạt động quán bar, vũ trường phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển trong hoàn cảnh mới, theo luật định.

Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật nay có khác, không thuần là sân khấu rộng, nhà hát lớn với những đoàn văn công đầy đủ lệ bộ, từ anh kéo phông màn, đến chị thủ kho đồ hóa trang. Mà chỉ một nhóm nhỏ nghệ sỹ, tay đàn - miệng hát cũng làm lên một buổi biểu diễn nghệ thuật hay, nhiều người xem, siêu lợi nhuận.

Sân khấu có khác, không kỳ đài, không phông màn... người xem hòa quyện với người biển diễn; sân khấu còn cách điệu như chiếc lồng chim lớn. Biểu diễn nghệ thuật ngay trên bãi biển, trên phương tiện giao thông thủy bộ, nơi công cộng... có nét như phường Sẩm ngày xưa nhưng rất hiệu quả. Khán giả thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật, nghệ sỹ biểu diễn đạt mục đích thu nhập kinh tế.

Quảng Ninh đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu sang xanh” dịch vụ du lịch phát triển mạnh, thuyền bè không chỉ là phương tiện vận tải quá giang, mà trên vịnh Hạ Long có trên 101 chiếc tàu thủy lưu trú khách trên mặt nước, phòng ngủ khép kín đạt tiêu chuẩn khách sạn trên 3 sao; dịch vụ đi kèm còn có quán bar, vũ trường, các dịch vụ thể thao-văn hóa; 4 tàu nhà hàng nổi sang trọng. Nhìn rộng ra, các tàu du lịch nước ngoài cập bến Hạ Long còn có bể bơi nước ngọt 4 mùa, sân tennis, nơi biểu diễn dàn nhạc giao hưởng...

Quảng Ninh: Quản lý các hoạt động văn hóa hội nhập xu hướng phát triển
Phiêu họp thông tin báo chí đầu tháng 8/2023, thông tin về công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động biểu diễn tại quán bar, vũ trường.

Vậy việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại đâu, cung-cầu vận hành theo cơ chế thị trường như thế nào... Vấn đề này rất cần quản lý Nhà nước là công tác an ninh-trật tự-an toàn, phòng chống cháy nổ nơi tập trung đông người. Theo đó, là nội dung thẩm mỹ văn hóa phù hợp với nếp sống văn minh, không vi phạm chính sách tôn giáo dân tộc và lợi ích quốc gia. Công tác quản lý các hoạt động văn hóa, quán bar, vũ trường... thành phố Hạ Long nêu vấn đề phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển trong hoàn cảnh mới, theo luật định.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load