Thứ sáu 26/04/2024 07:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Ninh: Đền thờ vua Lê Lợi - nhiều điển tích lịch sử

10:11 | 02/02/2022

(Xây dựng) - Ở xóm Mũ, thôn Đống Chợ, xã Lê Lợi thuộc khu Bắc Cửa Lục, thành phố Hạ Long có một ngôi đền cổ thờ vua Lê Lợi. Công trình đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngày xuân, cửa đền hương bay khói tỏa, sớm chiều rộn ràng tiếng trống - chiêng níu chân du khách.

quang ninh den tho vua le loi nhieu dien tich lich su
Đền thờ vua Lê Lợi duy nhất ở Quảng Ninh tại thôn Đống Chợ, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long.

Đây là ngôi đền có nhiều điển tích lịch sử, còn lưu giữ được nhiều cổ vật, vật liệu xây dựng thời xa xưa. Một ngôi đền duy nhất ở Quảng Ninh thờ vua Lê Lợi, nhà vua sáng lập ra triều đại Hậu Lê. Lê Lợi - người khai sáng binh pháp vệ quốc trường kỳ từ thời Nhà nước phong kiến Việt Nam với tráng ca: “Mười năm kháng chiến chống quân Minh”. Đất nước ta khi còn giặc ngoại xâm, Bác Hồ dạy: “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi...”. Lê Lợi - một người anh hùng của dân tộc, đang được đề nghị là Tổ Trung Hưng thứ hai của Việt Nam.

Ngôi đền có nét quy hoạch - kiến trúc đặc trưng nghè, miếu, đền đài, lăng tẩm, công trình văn hóa thờ tự cổ đại ở Việt Nam, trên diện tích 2ha. Thần phả thất lạc, tục truyền ngôi đền xây dựng vào thời Lê Trung Hưng hoặc thời nhà Mạc, bởi cổ vật lưu giữ tại đền còn 12 tảng đá lớn kê chân cột và nhiều gạch ngói vật liệu xây dựng niên đại thời Hậu Lê và 14 đồ dùng bằng sành sứ thời nhà Mạc. Bức tượng Lê Lợi tạc bằng lõi mít, lõi mít cổ thụ lớn đến hai người ôm không xuể. Tương truyền, trong một trận mưa to gió lớn, khúc gỗ từ biển trôi dạt vào đất này cùng thời điểm quan huyện xức cho dân làng xây đền, người sùng tín cho là điềm lành trời phú, bèn trục vớt đưa vào bờ rồi dùng để tạc tượng Lê Lợi.

Theo văn bia, ngôi đền đã 5 lần trùng tu xây dựng lại. Tòa chính điện hình chữ nhị, gồm 3 gian bái đường và 3 gian hậu cung, có sân đền, cổng đơn cổ kính, không tam quan như công trình thờ tự sau này. Đại tự trên nghi môn có 3 chữ nôm tạc nổi, tạm dịch “tối linh từ”. Tả hữu cột trụ nghi môn có cặp câu đối, tạm dịch một vế đối là: “Đến chiêm bái lời cổ nhân sáng tỏ”, vế đối kia là “vào tất rõ đền miếu đẹp hiển nhiên”. Qua cổng nghi môn là sân đền có lư hương và bàn thờ trung thiên, tiếp đến là bậc tam cấp với 2 ông voi đá cổ chầu lưỡng bên bài. Gian bái đường thoáng rộng, tiền đường phía trên xà có treo 1 đại tự bằng gỗ gụ chạm rồng chầu nhật nguyệt khắc 4 chữ nôm cổ màu đồng hun tạm dịch: “Thượng đẳng tối linh”, có nghĩa là: Vị thần được thờ ở đây đã được đạo sắc phong là Thượng Đẳng Thần và vị thần này rất linh ứng. Phía ngoài khuôn viên có tường bao quanh, tạo thành một không gian biệt lập, đầy vẻ thiêng liêng cổ kính.

Đền thờ vua Lê Lợi ở bờ Bắc vịnh Cửa Lục, một vùng đất trầm tích lịch sử văn hóa, với huyền thoại dấu chân ông khổng lồ gánh đá vá trời. Nơi đây còn lưu tích chính sử bến Đồng, bến gạo rang trong chuỗi thương cảng Vân Đồn có từ thời nhà Lý. Thời nhà Trần, Trần Khánh Dư từng ém quân ở đây rồi phục binh làm nên trận hải chiến Lục Thủy kinh điển năm 1288. Nhà Mạc thì dựng thành Xích Thổ ở đây. Hiện, dấu tích tường thành còn rõ nhất trong hệ thống thành quách phòng thủ chiến lược của nhà Mạc ở vùng Đông Bắc này.

Tương truyền, khi còn chinh chiến với quân Minh, một lần lui binh tránh cường địch ở bờ Bắc Cửa Lục. Trong giờ phút lâm nguy, địch quân kéo đến truy sát mà Lê Lợi gặp xác một phụ nữ y phục trắng, chết vô địa táng, ông vẫn nhân hậu, bình tĩnh cho binh sĩ dừng chân khâm liệm, mai táng kẻ xấu số hẳn hoi rồi mới rút quân. Lê Lợi không ngờ đó là một nữ thần hạ giới thử lòng nghĩa hiệp của ông. Khi quân địch đến gần thì nữ thần biến thành con cầy trắng, từ nơi Lê Lợi ẩn nấp chạy ra đánh lạc hướng quân địch, giải thoát cho Lê Lợi.

Hoàn binh, phối trí lại lực lượng ở bờ Bắc Cửa Lục, một lần đứng trên một gò đất cao trong số chín gò đất tự nhiêu vượt thổ bãi triều ngập mặn như tòa Cửu Long ở đây, nhìn thế đất phong thủy, người dân bản địa nghĩa tình đã giúp ông thoát vòng vây của giặc. Tại đây, trước ba quân, Lê Lợi đã cắm lưỡi kiếm xuống đất và truyền rằng: “Ta sống làm vua, chết sẽ làm thần bảo vệ dân làng này”. Khi vua Lê Lợi băng hà, triều đình sắc phong xây đền, cấp hương hỏa, định lễ thờ cúng xuân thu nhị kỳ nơi văn bia khẩu dụ của Lê Lợi, chiêm bái lời cổ nhân “Tối Linh Tự”.

Đền chính thần thờ Lê Lợi có phối thờ Lê Lai, Nguyễn Trãi và Thành hoàng làng. Dân địa phương còn phát tâm xây dựng miếu thờ nữ thần đã giáng trần giúp dân, giúp nước ngày ấy giả làm người chết rồi biến thành con cầy, đánh lạc hướng quân địch cứu nguy cho Lê Lợi. Vị nữ thần ấy dân truyền tục gọi là bà Lê Thị Út và gọi lăng thờ tự là miếu thờ Bà Chúa.

Đền thờ Lê Lợi là một trong những di tích lịch sử văn hóa có nhiều sắc phong nhất ở Quảng Ninh, với 5 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến khác nhau. Riêng nhà Nguyễn có 2 sắc phong, một sắc phong năm 1821 và một sắc phong năm 1846. Sắc phong của vua Gia Long ban năm 1821, truy phong mỹ tự “Gia tặng Thượng đẳng thần” và chiếu chỉ cho tổng Trí Xuyên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên (trước kia là Lộ An Bang) giữ lễ phụng thờ, hương ước chính lễ rước thần vào rằm tháng 11 thường niên.

quang ninh den tho vua le loi nhieu dien tich lich su
Ngày xuân du khách xa gần vãn cảnh, dân hương tại đền Lê Lợi ngôi đền thiêng ở bờ Bắc Cửa Lục.

Một số người dân xã Lê Lợi cho biết, Tổng Bí thư Lê Duẩn có lần về thăm và làm việc ở Quảng Ninh đã vào thăm đền Lê Lợi, còn có tư cách là hậu duệ của dòng họ Lê, đã dâng hương kính bái và đã có ý kiến cho trùng tu lớn ngôi đền này.

Với trầm tích lịch sử, đền Lê Lợi gợi cho người dân Hạ Long và Quảng Ninh một sử tích đáng tự hào. Nơi rồng xuống, có thổ đất Lê Lợi cắm lưỡi gươm xuống đất, nguyện thề vệ quốc với non sông khi còn khởi binh đánh giặc. Thủ đô Hà Nội, đất Thăng Long, nơi rồng thăng thiên khi dẹp giặc xong, Lê Lợi thả gươm xuống đáy nước, nay là hồ Hoàn Kiếm... quả là một cặp điển tích ngẫu nhiên thú vị.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load