Thứ sáu 27/09/2024 08:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng

15:58 | 24/09/2024

(Xây dựng) – Giá tính thuế tài nguyên giảm sẽ trực tiếp kéo giảm giá cát xây dựng, từ đó kiến tạo giải pháp căn cơ giúp ổn định thị trường vật liệu, kích cầu xây dựng và hạn chế tình trạng khai thác, sử dụng cát trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng
Giá tính thuế tài nguyên giảm sẽ trực tiếp kéo giảm giá cát xây dựng.

Sáng 24/9, thông tin đến phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho biết, đơn vị vừa có Công văn gửi Sở Tài chính liên quan đến tình hình thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2024 trên địa bàn.

Qua rà soát, mức giá tính thuế tài nguyên đối với cát vàng dùng trong xây dựng (mã II50202) được UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành tại Quyết định số 53/2023/QĐ-UBND ngày 22/12/2023, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 là 230.000 đồng/m3. Nếu chỉ tính thuế tài nguyên thì tăng 12.000 đồng/m3 so với trước đó.

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng
Sở Xây dựng Quảng Ngãi đề xuất giảm giá tính thuế tài nguyên từ 230.000 đồng/m3 xuống còn 150.000 đồng/m3.

Tuy nhiên, mức giá tính thuế này lại là tham số chính tham gia trực tiếp trong công thức tính tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Từ đó làm phát sinh tăng tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở một số doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát từ trước đó, khiến cho giá thành mỗi mét khối cát trước khi xuất bán ra thị trường bị đội lên đáng kể, giảm tính cạnh tranh, kế hoạch tổ chức kinh doanh bị phá sản…vì vậy, nhiều doanh nghiệp trúng đấu giá đã trả lại mỏ cát, chấp nhận bị xử phạt hành chính và mất tiền đặt trước.

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng
Quảng Ngãi được xem là thủ phủ cát của Việt Nam.

Đây được cho là nguyên nhân khiến kế hoạch tăng điểm mỏ được cấp phép khai thác, tăng trữ lượng và năng lực cung ứng để tham gia điều tiết thị trường, đáp ứng nguồn cung và kéo giảm giá cát của UBND tỉnh Quảng Ngãi không đạt kết quả như mong đợi; thị trường cát xây dựng trên địa bàn tiếp tục khan hiếm và giá tiếp tục tăng cao, luôn dao động ở mức từ 300.000 – 400.000 đồng/m3, làm ảnh hưởng lớn đến các công trình đầu tư công và người dân có nhu cầu xây dựng trên địa bàn, kéo theo nhiều hệ lụy.

Trong khi đó, Quảng Ngãi được xem là thủ phủ cát của Việt Nam, với trữ lượng lên tới hàng trăm triệu mét khối, phân bố rộng khắp ở hầu hết các con sông lớn trên địa bàn, đã được quy hoạch hàng trăm điểm mỏ. Đồng thời, chất lượng và phương pháp khai thác cát ở Quảng Ngãi cũng được đánh giá cao, rất thuận lợi và có chi phí thấp hơn so với nhiều địa phương trong cả nước.

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng
Công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dần đi vào nền nếp.

Do đó, để ổn định và giảm giá cát theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tăng kích cầu xây dựng, kích thích tiêu dùng các mặt hàng liên quan ngành Xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đề nghị Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh Quảng Ngãi giảm mức giá tính thuế tài nguyên đối với cát vàng dùng trong xây dựng từ 230.000 đồng/m3 xuống còn 150.000 đồng/m3; đây là ngưỡng trong khung trung bình cho phép và tương đồng với các tỉnh trong khu vực miền Trung. Còn lại, các mức tính thuế các tài nguyên khác đề nghị giữ ổn định như năm 2024.

Quảng Ngãi: Đề xuất giải pháp kéo giảm giá cát xây dựng
Các chủ mỏ đã tuân thủ các quy định có liên quan trong quá trình khai thác.

Ngày 29/8, Báo điện tử Xây dựng có bài “Đấu giá mỏ cát ở Quảng Ngãi: Trúng 5, bỏ 4 còn 1” nêu lên thực trạng các doanh nghiệp tham gia đấu giá mỏ cát trên địa bàn đã đồng loạt trả mỏ vì cho rằng mức giá tính thuế tài nguyên năm 2024 đối với cát vàng dùng trong xây dựng được UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành là quá cao, khiến kế hoạch tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp bị phá sản.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến 3/11/2024

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng 2019 (ICBM 2019), năm 2024, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) tiếp tục tổ chức Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng (ICBM 2024) từ ngày 31/10 đến 3/11/2024, tại Hà Nội với chủ đề “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”.

  • Thanh Hóa: Hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3845/QĐ-UBND, về việc hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 7ha.

  • Vật liệu bao che giúp công trình “lì đòn” trong siêu bão Yagi

    (Xây dựng) - Với sức gió mạnh của siêu bão Yagi vừa qua, gây ra thiệt hại đối với công trình là không kiểm đếm được. Bên cạnh những vật liệu như mái tôn, ngói, cửa kính, gạch ốp tường, trần thạch cao… thì loại hình kết cấu bao che là “vách dựng” được cấu tạo từ kết cấu kim loại và kính an toàn cũng bị hư hại nặng, thậm chí bị bóc toàn bộ mặt dựng của một công trình. Tuy nhiên, nhiều công trình xây dựng hay một phần kết cấu bao che của công trình vẫn trụ vững hiên ngang, cho thấy niềm tin của chất lượng vật liệu và phương thức thi công đảm bảo chất lượng hiệu quả.

  • Hơn 1.200 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild lần thứ 3 tại Hà Nội

    (Xây dựng) – Sáng 25/9, tại Hà Nội, Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild 2024 lần thứ 3 với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất – Kiến trúc – Bất động sản và Vật liệu xây dựng” đã được diễn ra tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load