Thứ tư 20/11/2024 21:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Bình: Hàng nghìn hộ nghèo và cận nghèo cần được hỗ trợ về nhà ở

15:14 | 31/01/2023

(Xây dựng) - Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có trên 25.105 hộ nghèo và cận nghèo, trong đó có hơn 9.059 hộ đang gặp khó khăn về nhà ở, đang được địa phương và cộng đồng quan tâm, từng bước hỗ trợ để ổn định đời sống, giảm nghèo.

Quảng Bình: Hàng nghìn hộ nghèo và cận nghèo cần được hỗ trợ về nhà ở
Nhà tạm bợ luôn là nỗi ám ảnh khi đến mùa bão lũ của nhiều hộ dân.

Qua khảo sát thực trạng từ các hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở trên địa bàn tỉnh của các ngành chức năng và các địa phương, cho thấy chưa có nhà ở ổn định hoặc có nhà ở nhưng nhà ở tạm bợ, thiếu kiên cố, nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc hoặc xây dựng bằng các vật liệu tạm thời có tuổi thọ ngắn, dễ cháy, không đảm bảo “3 cứng”.

Nhiều ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ nhưng người dân không có khả năng tự cải thiện nhà ở; diện tích nhỏ hẹp, thời gian sử dụng ngắn, thường xuyên hư hỏng, thấm dột, không đảm bảo chất lượng sử dụng, có nhiều hộ nhà ở hư hỏng nặng, phải chống đỡ sử dụng tạm thời dẫn đến không an toàn khi xảy ra thiên tai. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về kinh tế nên chưa có điều kiện để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có.

Trong giai đoạn từ năm 2014-2022, mặc dù tỉnh Quảng Bình đã huy động nhiều nguồn lực để tổ chức xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ kinh phí xây được hơn 12.500 nhà ở cho hộ nghèo và xây mới, sửa chữa 12.302 nhà ở cho người có công nhưng tỷ lệ nhà ở được xây dựng cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu, do thực tế nguồn lực còn hạn chế bao gồm nguồn hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, từ các tổ chức chính trị xã hội cũng như nguồn huy động của bản thân các hộ gia đình. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, việc bố trí nguồn vốn vẫn chưa đồng bộ, nhiều khi có vốn ngân sách hỗ trợ thì thiếu vốn vay.

Quảng Bình: Hàng nghìn hộ nghèo và cận nghèo cần được hỗ trợ về nhà ở
Căn nhà hỗ trợ hộ nghèo vùng ven biển tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và tổ chức Word Share tài trợ.

Qua đánh giá của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Sở Xây dựng, đa số các hộ nghèo trên toàn tỉnh nói chung và các vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão tố, sinh sống ở sát khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Nhà ở các hộ nghèo này đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn khi xảy ra bão biển, lốc xoáy, người dân hoàn toàn không chủ động được trong việc tự xây dựng nhà ở mới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có để đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống…

Ông Hoàng Xuân Thuận - Trưởng Phòng Quản lý nhà, thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Quảng Bình cho biết: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công giai đoạn 2021-2025 theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030 sẽ khẳng định sự quan tâm, ưu tiên chăm lo cho các đối tượng trên của tỉnh.

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng cho hay: Mục tiêu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh Quảng Bình cơ bản không còn hộ gia đình ở nhà tạm bợ, trong đó giải quyết cơ bản hơn 5.000 nhà ở dột nát cho hộ nghèo và sửa chữa, nâng cấp 2.000 nhà ở người có công hư hỏng nặng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sau khi hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở an toàn.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”

    (Xây dựng) - Để cụ thể hóa triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND xã Thạch Đài triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” tại thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Sáng 20/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

  • Bài 2: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

    (Xây dựng) – Sau gần 3 triển khai thực hiện, Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

  • Hà Nội: Chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) – Ngày 20/11, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ban hành Văn bản số 2244/UBND-QLĐT về việc chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trật tự giao thông (TTGT), trật tự công cộng (TTCC); phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

  • Cà Mau có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, thời hạn 5 năm.

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi: Số tiền dư 1.752 tỷ đồng làm gì?

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60. Đường kết nối có chiều dài khoảng 14km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 1.870 tỷ đồng, từ nguồn kết dư của Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load