Thứ ba 05/11/2024 13:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phú Yên: Văn hóa rượu cần của người Chăm đang dần mai một

08:47 | 05/11/2021

(Xây dựng) - Ché rượu cần của người Chăm tại buôn Hố Hầm, xã Hoà Hội (huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên) đã nổi danh là đặc sản, từng được người dân trong và ngoài huyện săn đón. Thế nhưng, loại thức uống đặc trưng này đang dần mai một vì ngày càng ít người kế thừa.

phu yen van hoa ruou can cua nguoi cham dang dan mai mot
Cộng đồng người dân tộc Chăm ở buôn Hố Hầm, xã Hoà Hội, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên chuẩn bị nhận quà Tết từ chính quyền xã.

Buôn Hố Hầm là buôn làng duy nhất của người Chăm tại xã Hoà Hội (huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên). Cộng đồng dân tộc Chăm tại đây chỉ có khoảng 140 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu, thế nhưng họ có một nền di sản văn hóa đa dạng và phong phú như: Kiến trúc nhà sàn, trang phục truyền thống, cồng chiêng và ẩm thực… Đến nay, do nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn và không có chữ viết riêng nên nhiều nét văn hóa độc đáo của người Chăm nơi đây đang dần mai một, đặc biệt là văn hóa làm rượu cần.

Chị Hờ Đào (SN 1993, ngụ buôn Hố Hầm), là một trong rất ít người Chăm thuộc thế hệ 9X còn tâm huyết với việc giữ gìn và phát triển văn hoá của dân tộc mình. Là giáo viên tiểu học của xã Hoà Hội, cứ đến ngày nghỉ là chị lại sang phụ giúp cô mình là bà Hờ Phiền ủ những Ché rượu cần thơm ngon, để dùng vào các dịp lễ Tết.

Theo chị Đào: “Hiện giờ ở trong buôn vẫn còn làm rượu cần nhưng không còn nhiều như xưa. Mặc dù là thức uống truyền thống nhưng nay ít người kế thừa nên đa phần người trẻ không biết cách làm. Một phần là do thời gian ủ rượu cần kéo dài, mà mỗi lần làm ra thì nhiều nên nếu uống lai rai thì không phù hợp. Rượu cần chỉ phù hợp với những cuộc tụ họp nhiều người như lễ, Tết. Vì Ché to đến 10 lít, Ché nhỏ cũng được 5 lít nên phải từ 5 đến 10 người thì mới uống hết”.

Vừa loay hoay đưa những Ché rượu vừa ủ xong vào kho, chị Đào thở dài cho biết, thời nay có sự gia nhập của rượu, bia công nghiệp, vừa nhỏ gọn và dễ mang đi nên rượu cần ngày càng ít được sử dụng. Vì vậy, ngày càng ít người trong buôn muốn học cách ủ rượu truyền thống.

Ông Y Hảy, hiện nay đã 73 tuổi là một trong những người già nhất buôn Hố Hầm cũng than thở: “Cách làm rượu cần được truyền từ thời ông bà, rồi ông bà truyền cho cha mẹ nhưng đến đời con cháu thì rất ít người biết làm. Lúc trước thì nhiều nhà lắm nhưng nay không còn ai muốn giữ nữa”.

Theo ông Hảy, ngày nay đa phần thế hệ trẻ người Chăm bị cuốn vào nhịp sống của xã hội hiện đại, đang dần rời xa nguồn cội. Không còn nhiều thanh niên ở lại làng nữa vì phải đi học, đi làm xa để mưu sinh. “Nói chung cũng vì mưu sinh, người trẻ đi hết thì người già muốn dạy cũng không ai có tâm huyết để học”, ông Y Hảy cho hay.

phu yen van hoa ruou can cua nguoi cham dang dan mai mot
Bà Hờ Phiền, một trong những hộ còn giữ được truyền thống làm Rượu Ché của người Chăm Hroi tại buôn Hố Hầm.

Khó khăn là vậy, nhưng để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của người Chăm trên địa bàn, chính quyền xã Hoà Hội cùng Đoàn thanh niên luôn vận động và hỗ trợ về mọi mặt để truyền thống văn hoá của người Chăm không bị đứt quãng và lãng quên.

Ông Nguyễn Xuân Trường - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hội cho biết, hằng năm, vào các dịp lễ Tết hoặc Ngày hội Đại đoàn kết, chính quyền xã luôn vận động các hộ dân trong buôn cùng tham gia biểu diễn văn nghệ, các hội thi cà kheo, bắn nỏ... để duy trì văn hoá truyền thống của cộng đồng người Chăm. “Riêng về việc bảo tồn văn hóa rượu cần, chính quyền địa phương và huyện vẫn đang tìm giải pháp khả thi nhất để giúp người Chăm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá này, không để nó mai một”, ông Trường cho biết.

Ngoài ra, khi có điều kiện chính quyền địa phương cũng hỗ trợ kinh phí cho buôn Hố Hầm mua quần áo, bảo tồn cồng chiêng và các di sản văn hóa tinh thần và vật chất khác. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, hiện nay, người dân tộc Chăm ở Phú Yên có gần 23.000 nhân khẩu. Người Chăm chủ yếu sống ở các xã, huyện miền núi nên đời sống còn thiếu thốn. Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của người Chăm cũng vì vậy gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân do cộng đồng dân tộc này phân tán khắp nơi mà kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa chưa nhiều. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, lối sống và sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Người trẻ không muốn học lại nghề của ông bà tổ xưa, trong khi phần nhiều những người có nghề đã già yếu và mất, không có người truyền dạy.

Thiên Nam - Phương Thư

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load