Thứ tư 22/05/2024 09:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phú Yên: Tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản

19:57 | 15/09/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Phú Yên: Tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản
Khai thác khoáng sản (cát) trên sông Đà Rằng.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động kiểm tra, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vi phạm trong hoạt động khoáng sản. Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương tổ chức rà soát, đảm bảo trách nhiệm toàn diện về nội dung các văn bản chỉ đạo điều hành, nội dung cấp phép hoạt động khoáng sản, xác nhận đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình; các quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá, khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, phê duyệt trữ lượng, giá khởi điểm, tiền đặt trước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản và toàn bộ hoạt động khoáng sản của địa phương đảm bảo quy định.

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương kiểm tra, rà soát tổng thể hiện trạng việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua đó, kịp thời phát hiện để xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đối với các khu vực đã được UBND cấp tỉnh cấp phép thăm dò, đã phê duyệt Báo cáo kết quả thăm dò, phê duyệt trữ lượng: Rà soát, có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Khoáng sản để nộp Báo cáo kết quả thăm dò về Trung tâm Thông tin lưu trữ và Tạp chí địa chất thuộc Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường); kiểm tra, kiên quyết xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân nộp chậm hoặc không nộp Báo cáo kết quả thăm dò vào lưu trữ theo quy định (gồm lưu trữ của Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Thông tin lưu trữ và Tạp chí địa chất như đã nêu trên). Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 5/10/2023.

Đối với các Giấy phép thăm dò/khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực giấy phép: Có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân thăm dò/khai thác thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Đặc biệt đối với Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn, tổ chức kiểm tra, kiên quyết xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân không lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, đồng thời yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan lập Đề án đóng cửa mỏ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Đối với các Giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực, đã được phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo nội dung Đề án đã phê duyệt. Đối với Đề án đóng cửa mỏ đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, đã hoàn thành, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, trình UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, bàn giao đất cho địa phương và tổ chức quản lý khoáng sản còn lại chưa khai thác (nếu có) theo quy định. Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 5/10/2023.

Rà soát các Giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp phép còn hiệu lực, tham mưu phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam để xác định các trường hợp thuộc diện phải hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản theo quy định. Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 5/10/2023.

Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, theo đó thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm nội dung Giấy phép thăm dò/khai thác khoáng sản, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định, nhất là các trường hợp khi Giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn mà không thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản cát, sỏi lòng sông, đất san lấp; phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương và cơ quan có liên quan khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

Phú Yên: Tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản
Tăng cường quản lý, xử lý khoáng sản trái phép.

Cùng đó, UBND tỉnh Phú Yên giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, các nội dung miễn giảm thuế (nếu có) phải đảm bảo, tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành; có biện pháp truy thu kịp thời các loại thuế, phí, tiền cấp quyền.

Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường nắm bắt, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm nhằm không để tái diễn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, đất san lấp, vàng sa khoáng, đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn việc khai thác, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, xử nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định, phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản, quy định quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhất là cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính; tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị liên quan trực thuộc phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các Sở, ngành liên quan trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện; kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vietbuild Industry 2024: Ngày hội truyền thống của các doanh nghiệp ngành Xây dựng và Bất động sản

    (Xây dựng) - Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Industry 2024 với chủ đề “Máy móc thiết bị - Hàng công nghiệp - Vật liệu xây dựng & Trang trí nội ngoại thất” sẽ được diễn ra tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia từ ngày 29/5 đến ngày 01/6/2024. Sự kiện do Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng và Công ty CP Tổ chức triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Gốm sứ xây dựng

    (Xây dựng) – Kể từ năm 2021 đến nay, sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm, sứ xây dựng đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy các doanh nghiệp đã chủ động giảm sản lượng sản xuất, nhưng số lượng tồn kho nội địa vẫn đang ở mức cao. Cùng với đó, ngành sản xuất gốm, sứ xây dựng đang chịu nhiều sức ép từ các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ.

  • Thanh Hóa: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt tháo gỡ khó khăn tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng nhưng nhiều năm qua, tình trạng thiếu đất san lấp, cát xây dựng vẫn diễn ra tại một số địa phương trên địa bàn.

  • Cơ hội vàng cho vật liệu xây dựng Việt Nam tiếp cận thị trường Australia

    Nhu cầu về nhà ở của Austrailia là 1,2 triệu căn, riêng bang New South Wales là 320.000 căn, đây là cơ hội vàng cho các DN sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia.

  • Mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về kết quả khảo sát nắm tình hình và làm việc với các Bộ, địa phương về bảo đảm vật liệu san lấp cho dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

  • Các yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông

    (Xây dựng) - Theo Nghị định Nghị định 53/2024/NĐ-CP ngày 17/5/2024, hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông bao gồm khai thác cát sỏi lòng, bãi sông phải tuân thủ quy định pháp luật về khoáng sản, các pháp luật khác có liên quan, đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load