Thứ hai 11/12/2023 00:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phú Hòa (Phú Yên): Cần sử dụng hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa

17:20 | 23/09/2023

(Xây dựng) – Đầu tư với số tiền hàng tỷ đồng để xây dựng các công trình thiết chế văn hóa phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới, thế nhưng khi công trình xây dựng xong lại không phát huy được hiệu quả công năng. Sân vận động xã Hòa An tại thôn Ân Niên, xã Hòa An, huyện Phú Hòa là một điển hình như thế.

Phú Hòa (Phú Yên): Cần sử dụng hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa
Sân vận động xã Hòa An tại thôn Ân Niên, xã Hòa An, huyện Phú Hòa.

Hình ảnh chúng tôi bắt gặp tại sân vận động xã Hòa An là những sạp dựng bằng tre nứa để phục vụ cho các tiểu thương buôn bán ở chợ hơn là hình ảnh một sân vận động thông thường.

Thấy lạ, chúng tôi gạn hỏi một người dân sinh sống gần sân vận động thì người này cho biết: Do chợ Phú Ân sửa chữa nên UBND xã mới cho bà con tiểu thương ra dựng rạp bán tạm khoảng 45 ngày, rồi trở lại buôn bán tại chợ Phú Ân như trước đây.

Người dân này nói trong sự bức xúc: Sân vận động mới được dọn dẹp sạch sẽ, cắt cỏ cách đây mấy ngày, do trước đó có cơ quan báo chí lên tiếng phản ánh sân vận động cỏ mọc um tùm, bỏ hoang nên chính quyền mới cho dân quân xã ra dọn dẹp. Ở ngoài mặt tiền sân vận động, ai nhìn cũng khen đẹp, khang trang nhưng vô bên trong thì không có gì ngoài bò nghé ăn cỏ, không phát huy công năng công trình trong khi bà con nhân dân thì không có chỗ chơi, sinh hoạt văn hóa nên rất hoang phí. Bây giờ cũng không biết khi nào có sân vận động đúng nghĩa cho bà con sử dụng, bởi nó đã bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Phú Hòa (Phú Yên): Cần sử dụng hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa
Sân vận động đang là chợ dã chiến tạm thời cho các tiểu thương buôn bán tại chợ Phú Ân.

Sân vận động xã Hòa An tại thôn Ân Niên, xã Hòa An, huyện Phú Hòa được kỳ vọng là nơi phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, hoạt động vui chơi cho nhân dân địa phương, thế nhưng hiện nó đang là bãi chợ dã chiến tạm thời cho các tiểu thương buôn bán tại chợ Phú Ân, trong thời gian chợ sửa chữa.

Qua những phản ánh người dân địa phương về công trình sân vận động xã Hòa An, làm việc với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Đăng Khoa – Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết: Không phải UBND xã bỏ hoang sân vận động Hòa An, mà vì công trình này chưa được xây dựng hoàn thiện, mới xây dựng xong giai đoạn 1 và đang chờ kinh phí của UBND huyện Phú Hòa đầu tư giai đoạn 2 để đưa công trình vào hoạt động phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, hoạt động vui chơi cho nhân dân địa phương. Còn việc cỏ mọc um tùm, chúng tôi đều cử người cắt dọn thường xuyên.

Phú Hòa (Phú Yên): Cần sử dụng hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa
Tiểu thương dựng sạp buôn bán tạm trong sân vận động.

Theo Báo cáo của UBND xã Hòa An gửi UBND huyện Phú Hòa: Ngày 21/6/2012, UBND tỉnh Phú Yên ký Quyết định số 8771 về việc giao đất để thực hiện công trình xây dựng sân vận động xã Hòa An, huyện Phú Hòa, với tổng diện tích là 29.525m2. Công trình sân vận động chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã hoàn thành vào tháng 9 năm 2014, tổng mức đầu tư là 828.751.875 đồng.

Ngày 24/12/2020, HĐND xã Hòa An thông qua Nghị quyết số 63 về chủ trương đầu tư công trình xây dựng cổng, tường rào phía Bắc sân vận động xã Hòa An, với tổng mức đầu tư là 640 triệu đồng. Công trình xây dựng cổng, tường rào phía Bắc sân vận động xã Hòa An được khởi công vào ngày 25/6/2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 20/8/2021. Sau khi công trình đưa vào sử dụng, vì dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh nên các hoạt động diễn ra trên sân vận động bị ngừng trệ.

Đến ngày 31/12/2021, HĐND xã Hòa An thông qua Nghị quyết số 26 về chủ trương đầu tư công trình nâng cấp sân vận động Hòa An với tổng mức đầu tư là 6.500 triệu đồng, với quy mô: San nền khoảng 12.750m2, chiều cao trung bình 1,5m; xây tường rào phía Đông, phía Tây, phía Nam chiều dài khoảng 320m; gia cố mái taluy phía Nam sân vận động, chiều dài khoảng 100m bằng bê tông; xây sân khấu diện tích khoảng 50m2; xây dựng hệ thống chiếu sáng xung quanh sân vận động. Tuy nhiên, đến nay UBND huyện Phú Hòa vẫn chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2 cho sân vận động xã Hòa An được khang trang để vận hành tốt hơn.

Phú Hòa (Phú Yên): Cần sử dụng hiệu quả các công trình thiết chế văn hóa
Sân vận động không phát huy hiệu quả công năng.

Trả lời về kiến nghị trong báo cáo của UBND xã Hòa An với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa Nguyễn Bá Khải cho biết: Hiện UBND huyện Phú Hòa đang đầu tư rất nhiều cho các công trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu của các xã đăng ký về đích trong năm 2023 đến năm 2025, nên phải ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho các xã đó. Bởi vậy, những công trình thiết chế văn hóa như sân vận động xã Hòa An phải có nguồn kinh phí hỗ trợ mới bố trí nguồn vốn cho xã tiếp tục đầu tư giai đoạn 2. Trước mắt với những hạng mục công trình đang có tại sân vận động, chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tạo sân chơi bổ ích cho nhân dân địa phương để phát huy hiệu quả công năng của công trình mới là điều cấp thiết.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá kiến trúc nghệ thuật độc đáo của đình Chu Quyến ở xứ Đoài

    Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê, với duy nhất một tòa đại đình ba gian hai chái, với hoa văn trang trí đặc sắc cả trên đất nung và gỗ.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận thêm 3 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6626/UBND-VX1 gửi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa về việc đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với 3 hiện vật tỉnh Hà Tĩnh đang lưu giữ.

  • Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan

    (Xây dựng) – Đầu tháng 12/2023 một đám cưới truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường, ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) được phục dựng đã đón nhận sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

  • Điệu nhảy Garba được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, điệu nhảy Garba của Ấn Độ đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể danh giá của UNESCO.

  • Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa - Chìa khóa để phát triển du lịch Lai Châu

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng các tầng lớp nhân dân tỉnh Lai Châu luôn xác định công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc sẽ là chìa khóa chính để phát triển du lịch của địa phương, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

  • Về với biển Tuần Châu

    (Xây dựng) - Ngày 23/11/1963, Bác Hồ về thăm Tuần Châu lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng. Người đã căn dặn: “Phải biến Tuần Châu thành ngọc châu”. Suốt 60 năm qua, quân dân và những người yêu hòn đảo, đã nỗ lực hiện thực hóa mong ước đó của Bác. Từ một hòn đảo hoang dã, nghèo khó bậc nhất tỉnh Quảng Ninh, Tuần Châu nay đã thành viên ngọc sáng nhất của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load