Thứ ba 15/10/2024 17:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Phổ biến lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình BIM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

20:20 | 23/09/2023

(Xây dựng) – Theo Quyết định 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang kết hợp với Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội thảo “Phổ biến lộ trình áp dụng mô hình BIM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

Phổ biến lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình BIM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) được coi là xu thế của ngành Xây dựng hiện đại. Ứng dụng công nghệ BIM giúp tiếp cận dự án tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn, và quản lý hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, BIM còn là công cụ chính để cụ thể hóa nhiệm vụ số hóa của ngành Xây dựng, triển khai quản lý xây dựng, hạ tầng kỹ thuật thông minh; và là nhân tố không thể thiếu để quản lý và phát triển đô thị trong tương lai. Để thúc đẩy áp dụng BIM đúng hướng cần hiểu rõ thực trạng, vai trò và xu hướng áp dụng BIM, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch để từng bước áp dụng, khai thác lợi thế của BIM phục vụ sự phát triển của ngành Xây dựng.

Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ số trong một số lĩnh vực của ngành Xây dựng đã được triển khai, từng bước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất, cung cấp dịch vụ công cho người dân. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số trong ngành Xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế, do chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu số đảm bảo tính liên thông đa mục tiêu làm cơ sở cho việc phát triển các công cụ kỹ thuật số, chưa xác định được nền tảng cốt lõi cho việc ứng dụng các công nghệ số và đặc biệt thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy việc ứng dụng.

Do vậy, mô hình BIM là nhân tố then chốt của cuộc cách mạng 4.0 đối với ngành Xây dựng. BIM có thể hiểu là “việc sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin để số hóa các thông tin của công trình thông qua mô hình không gian ba chiều (3D), nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công, quản lý vận hành công trình”. Đây chính là công cụ chính để cụ thể hóa nhiệm vụ số hóa của ngành Xây dựng, để triển khai quản lý xây dựng thông minh và là nhân tố chủ chốt để quản lý hạ tầng kỹ thuật thông minh, cũng như quản lý và phát triển đô thị thông minh…

Có thể thấy, mặc dù việc ứng dụng BIM trong xây dựng đã được chứng minh là xu thế của tương lai, nhưng để thúc đẩy ứng dụng nó có hiệu quả trong điều kiện đặc thù của từng nước nói chung đều có những khó khăn, chủ yếu xuất phát từ việc nhận thức về áp dụng BIM tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ về BIM, quy trình làm việc trên BIM, các bước triển khai BIM, những khó khăn, vướng mắc cũng như lợi ích có thể khai thác khi áp dụng BIM. Bên cạnh đó, nội dung, phương thức áp dụng BIM ngày càng đa dạng và đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, yêu cầu các chủ thể phải luôn được tiếp cận, cập nhật thông tin để có thể nắm bắt được xu hướng qua đó điều chỉnh để áp dụng vào quá trình tổ chức công việc của mình.

Vì vậy, mục đích của hội thảo lần này nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị thêm kiến thức về BIM cho các cá nhân, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung để có thể áp dụng BIM một cách hiệu quả trong thời gian sắp tới tuân theo đúng lộ trình đã được Chính phủ đề ra.

Ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 258/QĐ-TTg về việc phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng.

Theo đó, Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) như sau:

Giai đoạn 1 từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án;

Giai đoạn 2 từ năm 2025, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load