Thứ hai 30/12/2024 23:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Phát triển nhà ở công vụ: Tăng cường phân cấp phân quyền cho Bộ, ngành và địa phương

21:03 | 26/08/2024

(Xây dựng) – Luật Nhà ở 2023 đã tăng cường phân cấp phân quyền cho Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND các tỉnh để phát triển nhà ở công vụ.

Phát triển nhà ở công vụ: Tăng cường phân cấp phân quyền cho Bộ, ngành và địa phương
Diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. (Ảnh minh họa)

Nhà nước không thu tiền sử dụng đất

Điều 44 Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở công vụ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và căn hộ chung cư có tiêu chuẩn diện tích khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này.

Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quy định và được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Đối với nhà ở công vụ của cơ quan Trung ương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh xác định diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn, trừ trường hợp nhà ở công vụ cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.

Đối với nhà ở công vụ cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân theo quy định của Luật này, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nơi có nhu cầu xây dựng nhà ở công vụ xác định diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân

Đối với nhà ở công vụ của địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ khi lập, phê duyệt quy hoạch theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà ở công vụ.

Mặt khác, Điều 41 Luật Nhà ở 2023 quy định, Nhà nước sẽ đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.

Cơ quan Trung ương có trách nhiệm xác định nhu cầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình hoặc của ngành mình nếu thuộc diện quản lý theo hệ thống ngành dọc, gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ giai đoạn 5 năm của các cơ quan Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ giai đoạn 5 năm cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân theo quy định của Luật Nhà ở 2023 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND cấp tỉnh lập và phê duyệt nội dung phát triển nhà ở công vụ cho đối tượng thuộc trường hợp được thuê nhà ở công vụ của địa phương trong kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Luật này.

Mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ

Điều 43 Luật Nhà ở 2023, trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ để bố trí cho đối tượng có đủ điều kiện được thuê mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Luật này (về đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công) có thể mua, thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ.

Phát triển nhà ở công vụ: Tăng cường phân cấp phân quyền cho Bộ, ngành và địa phương
Nhà ở thương mại bảo đảm chất lượng theo quy định, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ có thể mua, thuê nhà ở này để làm nhà ở công vụ. (Ảnh minh họa)

Trước khi lập dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định chủ trương đầu tư. Đối với dự án mua nhà ở thương mại để cho đối tượng của cơ quan Trung ương thuê, trừ đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân, Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư nếu được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Đối với dự án mua nhà ở thương mại để cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân thuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Đối với dự án mua nhà ở thương mại để cho đối tượng của địa phương thuê, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư.

Giá mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở tham khảo giá mua bán nhà ở trên thị trường và kết quả thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá tại thời điểm mua nhà ở.

Về quy định thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ, trường hợp thuê nhà ở để cho đối tượng của cơ quan Trung ương thuê thì Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Xây dựng sẽ trực tiếp ký hợp đồng thuê với chủ sở hữu nhà ở để bố trí cho đối tượng được thuê nhà ở công vụ.

Trường hợp sử dụng nhà ở để cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuê, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trực tiếp ký hợp đồng thuê với chủ sở hữu nhà ở để bố trí cho đối tượng được thuê nhà ở công vụ.

Trường hợp sử dụng nhà ở cho đối tượng của địa phương thuê, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh cần báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trực tiếp ký hợp đồng thuê với chủ sở hữu nhà ở để bố trí cho đối tượng được thuê nhà ở công vụ.

Những đối tượng nào được thuê nhà ở công vụ?

Điều 45 Luật Nhà ở 2023 quy định có 7 nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ:

Thứ nhất là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.

Thứ hai là cán bộ, công chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái từ địa phương về cơ quan trung ương công tác giữ chức vụ từ Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển, biệt phái từ cơ quan Trung ương về địa phương công tác hoặc từ địa phương này đến địa phương khác để giữ chức vụ từ Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên.

Thứ ba là cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Phát triển nhà ở công vụ: Tăng cường phân cấp phân quyền cho Bộ, ngành và địa phương
Luật Nhà ở 2023 quy định có 7 nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ. (Nguồn: Internet)

Thứ tư là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân được điều động, luân chuyển, biệt phái theo yêu cầu quốc phòng, an ninh; công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc lực lượng vũ trang nhân được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; trừ trường hợp pháp luật quy định đối tượng thuộc điểm này phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang nhân.

Thứ năm là giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Thứ sáu là nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy là đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa trên điều kiện thực tế, được bố trí nhà ở công vụ theo đề nghị của Bộ Xây dựng trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, UBND cấp tỉnh.

Về điều kiện thuê nhà ở công vụ, nhóm đối tượng cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh.

Các nhóm đối tượng còn lại phải thuộc trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê mua hoặc thuê nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác, hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nguồn cung tăng, bất động sản vẫn khó giảm giá

    Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các chuyên gia chung nhận định, cho dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng cũng vẫn khó để “hạ nhiệt” giá bất động sản.

  • Có được bán chung cư đang trả góp theo quy định mới?

    (Xây dựng) - Mua chung cư trả góp đang là xu hướng mà nhiều người ưa chuộng để vừa có nhà vừa không mất ngay một số tiền lớn. Vậy việc mua chung cư trả góp cần đảm bảo các quy định như thế nào?

  • So sánh giá thuê văn phòng giữa các quận Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Thị trường văn phòng cho thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đa dạng với nhiều phân khúc giá, sự chênh lệch giá thuê giữa các quận phản ánh sự khác biệt về vị trí, hạ tầng và tiện ích...

  • Hà Nội: Quận Hai Bà Trưng sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất vào đầu năm 2025

    (Xây dựng) - Dự kiến, ngày 16/1/2025, Công ty Đấu giá hợp danh Bảo Phong phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với 5 thửa đất trên địa bàn quận, giá khởi điểm từ 12 tỷ đồng.

  • Cận cảnh những tuyến đường “đắt đỏ” nhất Thủ đô

    (Xây dựng) – Theo Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, bảng giá đất hiện hành sẽ được gia hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

  • Bất động sản 2024: Đột phá chính sách, sàng lọc thị trường

    (Xây dựng) – Có thể nói thị trường bất động sản năm 2024 để lại một dấu ấn không thể quên đối với giới địa ốc, một bước ngoặt lịch sử khi phải chứng kiến hàng loạt thay đổi về chính sách pháp luật, một cuộc thanh lọc chưa từng xảy ra đối với các doanh nghiệp yếu kém và chính nhờ những thay đổi kịp thời trong cơ chế thì cho đến nay, riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ được 34/64 dự án, triển khai 622 dự án nhà ở xã hội với quy mô 580.109 căn, đã khởi công xây dựng 131 dự án với quy mô 111.687 căn; được chấp thuận chủ trương đầu tư là 412 dự án với quy mô 411.076 căn…

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load