Chủ nhật 06/10/2024 18:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Phát hiện cơ chế gây ung thư lạ lùng từ cơ thể

21:09 | 04/03/2015

Bạn có thể không biết rằng, những phản ứng của cơ thể như hắt hơi, ho... chính là một trong những cơ chế gây ung thư.

1. Hắt hơi. Khi bụi hay phấn hoa bay vào khoang mũi, hệ thống phòng thủ của cơ thể bắt đầu hắt hơi để tống những chất gây dị ứng ra ngoài cơ thể.

2. Ho. Nếu các phần tử gây dị ứng trên không thể bay ra ngoài, nó sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và phế quản. Lúc này, cơ quan phòng bị thứ hai của cơ thể bắt đầu hoạt động để đẩy tác nhân này ra ngoài bằng cách ho. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta cho rằng ho là bệnh và tống thuốc vào cơ thể để kháng ho và tiêu đờm, làm cho tác nhân gây bệnh ở lại bên trong cơ thể mà không được phát hết ra ngoài. Lúc này cơ thể lại chuyển sang tuyến phòng thủ thứ ba.

3. Ăn uống giảm sút. Thời điểm này cơ thể cần dinh dưỡng như sức mạnh để chiến đấu với vi khuẩn. Tiếc rằng, lúc này, chúng ta thường ăn uống giảm sút, không ngon miệng. Dù không muốn ăn nhiều, bạn cần bổ sung nước, các loại trái cây và rau quả. Nếu không làm được điều này, cơ thể sẽ tự động chuyển sang bước thứ tư.

4. Ốm, sốt. Sốt báo hiệu các vi khuẩn bệnh đã đi vào máu, sau đó cơ thể sẽ biểu hiện khả năng miễn dịch. Khi nhiệt độ tăng lên đến 38,5 độ C, khả năng miễn dịch sẽ cao gấp đôi. Khi nhiệt độ tăng lên 40 độ C, hầu hết các virus sẽ được đốt cháy đến chết, miễn là chúng ta có đủ nước, cơ thể sẽ không có vấn đề gì.

Việc can thiệp một số biện pháp hạ sốt khác lại có lợi cho vi khuẩn sống sót và cơ thể chuyển sang bước tiếp theo. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ cao lâu cũng không phải là điều nên làm. Điều cần thiết khi bị ốm sốt không phải uống thuốc mà bạn cần ung cấp đủ nước cho cơ thể.

5. Dị ứng. Hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng xả hết chất độc ra khỏi máu, do đó da sẽ nổi mẩn đỏ. Nếu bạn cố gãi sẽ thành vết loét, vi khuẩn bên ngoài có cơ hội hợp tác chiến đấu với vi khuẩn trong máu. Hoặc khi bạn dùng thuốc chống dị ứng, vô tình vi khuẩn “được” ở lại cơ thể dẫn đến bước thứ 6.

6. Viêm. Cơ thể luôn bảo vệ lợi ích tổng thể, sẽ tập trung các loại virus, vi khuẩn lại một chỗ, tạo phản ứng đau đớn và sưng lên. Nếu dùng thuốc kháng sinh và chống viêm, bạn sẽ tiêu diệt cụm vi khuẩn này nhưng một số con vẫn sống sót lạc vào các bộ phận khác dẫn đến giai đoạn thứ 7. Bạn nên tránh bước thứ 6 này bằng biện pháp tự nhiên như các loại thực phẩm chống viêm hoặc massage, liệu pháp thể dục...

7. Loét. Cơ thể chúng ta rất tỉnh táo và khôn ngoan, các vùng viêm loét sẽ ức chế vi khuẩn đi khắp mọi nơi. Khi nguyên liệu không đủ phục vụ việc cưỡng chế vi khuẩn lan ra thì cơ thể lâm vào tình trạng thứ 8.

8. Xơ cứng, sẹo. Cơ thể tự “đóng băng” các vi khuẩn thành sẹo hoặc xơ cứng. Các vết sẹo và xơ cứng này có thể gây mất thẩm mỹ hoặc đau. Khi đó, chúng ta lại muốn các vết sẹo biến mất bằng thuốc kháng sinh và nhiều biện pháp khác gây nên bước nguy hiểm cuối cùng.

9. Tế bào ung thư. Để thích ứng với môi trường mới, cách tốt nhất là biến thể chính mình. Các tế bào ung thư chủ quan được hình thành dưới sự thiếu oxy trong máu, thiếu nước và chất dinh dưỡng. Mất khoảng 10-15 năm cho một tế bào ung thư phát triển đến kích thước mầm, nhưng bằng hạt đậu thì rất nhanh, chỉ khoảng một năm. Hạt đậu này sẽ phát triển lớn chậm nhất là 10 -15 năm và thành bệnh ung thư nặng.

Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load