Chủ nhật 17/11/2024 04:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

11:39 | 18/11/2022

Mộ của Đại thi hào Nguyễn Du nằm tại một khu đất thoáng đãng ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cách đó 2km có một khu lưu niệm trưng bày nhiều tư liệu, hiện vật gắn với cuộc đời, sự nghiệp của ông.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Lăng mộ của Đại thi hào Nguyễn Du nằm ở cánh đồng Cùng, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du
Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Nơi yên nghỉ của Nguyễn Du có không gian thoáng đãng. Sau nhiều năm tôn tạo, lăng mộ có 3 phần là bàn thờ, mộ và vườn trái cây. Bia đá đề dòng chữ "Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du". Mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2m, rộng 1,3m, dài 2,3m.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Cách lăng mộ gần 2km là Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du với tổng diện tích khoảng 28.562m2.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích có nhà trưng bày, lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Nổi bật là bức tượng Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 1,5m, mang khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du
Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du
Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du
Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Đây là những hiện vật quý giá từng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Từ trái qua phải, lần lượt là gạc nai dùng treo áo, la bàn dùng đi săn trên núi Hồng Lĩnh, bộ đồ uống rượu và nghiên mực Nguyễn Du thường dùng.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Nơi đây cũng trưng bày bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng và sưu tập sách viết về Nguyễn Du...

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Khu lưu niệm còn trưng bày 2 bức đại tự. Bức phía trên có đề ''Hồng Sơn phế tổ'' do đại thần nhà Thanh là Hoàng Phu Thái tặng dòng họ Nguyễn Tiên Điền, có ý nghĩa là "Dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng". Bức phía dưới là ''Thiên môn tái đăng'', có nghĩa là "Lại lên cửa trời" do Chu Lễ - cháu 24 đời của Chu Công tặng Nguyễn Đề (còn có tên Nguyễn Nễ - anh trai Nguyễn Du) năm 1795.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Nhà thờ Nguyễn Du được con cháu xây dựng vào năm 1824 sau khi đưa hài cốt cụ về quê. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai cột quyết, trên có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại từ "Hồng Sơn thế phổ", "Thiên môn tái đăng",...

Tháng 7/1954, nhà thờ bị bom đánh trúng, chỉ còn lại một bức tường trên nền cũ và sót lại một ít đồ thờ tự. Sau năm 1954, nhà thờ được xây dựng lại và tu sửa nhiều nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng, kích thước cũ.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Đàn tế và bia đá do Nguyễn Nghiễm (cha Nguyễn Du) cùng người em Nguyễn Trọng dựng năm 1762 để báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ. Đây là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu, đá làm bia được lấy từ Thanh Hóa về.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Khánh đá trước đây đặt tại đền thờ Tiến sỹ Nguyễn Huệ (bác ruột của Nguyễn Du). Về sau, đền thờ bị hư hỏng. Năm 1965, hiện vật này được chuyển vào trong khuôn viên khu lưu niệm.

Nơi yên nghỉ và những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Trước khu lưu niệm có quảng trường Nguyễn Du rộng 4.600m2. Tỉnh Hà Tĩnh đã chi hàng chục tỷ đồng để chỉnh trang, xây dựng nơi đây thành trung tâm văn hóa, du lịch trọng điểm.

Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu 1765, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng dưới triều Lê - Trịnh.

Nguyễn Du mất năm 1820 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, thọ 56 tuổi. Thi hài ông ban đầu được an táng tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh (nay là An Hòa), huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bốn năm sau đó, con trai ông là Nguyễn Ngũ vào kinh thành Huế xin đưa hài cốt cha về an táng xứ Đồng Mái, sau dời về Đồng Thánh rồi cuối cùng ở cánh đồng Cùng như hiện nay.

Trước khi nằm xuống, Nguyễn Du làm thơ khóc cho Thúy Kiều nhưng cũng khóc cho chính mình rằng: "Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố như" (dịch nghĩa: Ba trăm năm nữa ta đâu biết/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như). Tố Như - tên hiệu của Nguyễn Du.

Nhưng chưa cần đến mốc thời gian đó, sau khi ông mất, hàng triệu người Việt đã ghi nhận những đóng góp to lớn của ông, tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1964, Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay, tên của Nguyễn Du được đặt cho nhiều con đường và ngôi trường.

Theo Dương Nguyên/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phiêu du show - Nỗ lực mang màu sắc âm nhạc đương đại qua từng sự kiện giàu cảm xúc

    (Xây dựng) - Dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2024, nhưng Phiêu du show với một con đường âm nhạc mang màu sắc đương đại, bay bổng rất riêng đã dần khẳng định mình trong lòng khán giả nghe nhạc tại Hà Nội và khán giả yêu nhạc nói chung. Gần đây nhất, trong tháng kỷ niệm của ngày Giải phóng Thủ Đô - một tháng 10 gợi lên nhiều hoài niệm của Hà Nội xưa, Phiêu du show đã mang đến cho những khán giả những trải nghiệm thú vị không chỉ qua qua âm nhạc mà còn mang đến hàng loạt không gian trải nghiệm sống lại ký ức xưa.

    20:31 | 14/11/2024
  • “Cảm thức Đông Dương” tại ngôi trường trăm tuổi lần đầu đón khách tham quan

    (Xây dựng) – Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, tọa lạc tại số 19 Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang thu hút sự chú ý của công chúng với những trải nghiệm sáng tạo độc đáo.

    10:03 | 14/11/2024
  • Phát triển di sản kiến trúc trong thành phố sáng tạo

    (Xây dựng) – Ngày 13/11, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Di sản kiến trúc trong thành phố sáng tạo”. Tọa đàm là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024.

    09:47 | 14/11/2024
  • Long An: Khát vọng sông Vàm

    (Xây dựng) - Mới đây, Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 tổ chức họp báo thông tin về sự kiện Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024.

    19:29 | 13/11/2024
  • Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa, hàng nghìn người tham quan khám phá lịch sử

    (Xây dựng) - Trong chuỗi sự kiện Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 diễn ra tại trung tâm Hà Nội, từ ngày 9-17/11, Tòa nhà Bắc Bộ Phủ (hay còn gọi là Nhà khách Chính phủ, tọa lạc tại số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm) đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan. Sự kiện này đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

    14:30 | 13/11/2024
  • Hơn 30.000 người trải nghiệm Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 trong 2 ngày đầu tiên

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày đầu tiên 9-10/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã đón hơn 30.000 khách tham quan trải nghiệm các địa điểm trưng bày, triển lãm, hoạt động cộng đồng.

    19:23 | 12/11/2024
  • Chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh

    (Xây dựng) - Hòa chung không khí hân hoan hướng tới kỷ niệm 15 năm dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Bắc Ninh đang gấp rút chuẩn bị chuỗi hoạt động đặc sắc, đa dạng, hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm văn hóa độc đáo.

    14:12 | 12/11/2024
  • Phú Thọ: Sẽ xây dựng tháp Hùng Vương ở trung tâm thành phố Việt Trì

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản đồng ý chủ trương nghiên cứu ý tưởng xây dựng tháp Hùng Vương, tại khu vực chợ trung tâm cũ, thành phố Việt Trì.

    08:39 | 12/11/2024
  • Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

    (Xây dựng) - Chiều 9/11, tại Cung tri thức Thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội và Hiệp hội Chè Việt Nam, phối hợp cùng Cộng đồng Yêu trà Việt tổ chức chương trình “Chè Việt – Di sản và Tương lai” tôn vinh các doanh nghiệp gắn bó với ngành Chè Việt Nam trong những năm qua.

    22:30 | 11/11/2024
  • Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 có 400 thí sinh tham gia

    (Xây dựng) - Ngày 11/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức Họp báo về cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” để tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ tài năng của Thủ đô.

    20:00 | 11/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load