Chủ nhật 28/07/2024 01:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ninh Bình: Sào Khê – dòng sông mang nhiều nét văn hóa cổ

15:02 | 27/03/2022

(Xây dựng) - Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, một Di sản kép đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, nhưng dòng sông Sào Khê có nhiều nét văn hóa cổ thì còn nhiều người chưa biết đến.

ninh binh sao khe dong song mang nhieu net van hoa co
Tràng An có 48 hang động xuyên thủy và 50 hang động trên cạn.

Vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An với diện tích khoảng hơn 6.000ha, có dấu tích của người tiền sử từng sinh sống cách đây trên 30.000 năm và là nơi phát tích nhà Đinh, mở ra nền độc lập chính thống của nhà nước phong kiến Đại Việt cách đây trên 1.000 năm. Tràng An có 99 ngọn núi đá vôi, 48 hang động xuyên thủy và 31 thung lũng (áng) cùng với 50 động cạn, theo một vòng tròn khép kín khoảng 15km đường thủy.

Mỗi thung lũng có từ 2-5 cửa hang liên thông với nhau tạo cho nơi đây giống như trận đồ bát quái dễ đường vào, khó đường ra. Văn bia cổ còn ghi, Tràng An vùng đất "Thoái khả dĩ thủ, tiến khả dĩ công" tạm dịch là: Lui có thể giữ và tiến có thể đánh, một thế đất thành trì quân sự. Con sông Sào Khê (Sào Khê là sông qua núi) có nhiều điển tích lịch sử văn hóa và giá trị địa chất.

Chính sử chép, khi Ngô Quyền băng hà thì 12 sứ quân tranh hùng chia cắt giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp xong loạn 12 sứ quân này và thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh xưng vương hoàng đế, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, một nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, đặt kinh đô tại Hoa Lư, Ninh Bình. Sông Sào Khê được ghi vào lịch sử, con sông đã nâng thuyền đưa Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn 12 sứ quân và cũng chính trên dòng sông này đã xuôi thuyền vua Lý rời đô ra Thăng Long năm 1010.

ninh binh sao khe dong song mang nhieu net van hoa co
Sào Khê là dòng sông có nhiều nét văn hóa cổ.

Sào Khê – một dòng sông tráng ca nhưng cũng hằn sâu những bi thương trong cuộc nội chiến kế vị cung đình, còn khuất tích bởi không ai muốn khơi lại giọt sầu xót thương. Nhưng triều chính có thay đổi thì người trung quân ái quốc, vị nước vong thân vẫn được hậu thế tôn kính. Bên bến nước Sào Khê có ngôi đền cổ gọi là đền Trình, ngày trước tên là Phủ Đột, nơi diễn ra những cuộc xung đột giao tranh giữa tướng sỹ nhà Đinh và nhà Tiền Lê, thời kỳ đầu Lê Hoàn lên ngôi còn nhiều quan quân triều Đinh không thuần phục, đã dấy binh chống lại Lê Hoàn, cuộc chiến đau thương, bi thảm.

Ngay chính giữa sân của ngôi đền có bát hương thờ các tướng sỹ triều Đinh tiết nghĩa vong thân. Bên trong bái đường là nơi thờ các bậc Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù là những vị quan khai quốc công thần của nhà Đinh. Họ là những người cai quản quốc khố vương triều, khi xảy ra biến loạn năm 979 đã đưa ấu chúa Đinh Toàn khi ấy 6 tuổi đến đây lánh nạn, tránh sự truy sát của nhà Lê. Bên trong hậu cung là nơi thờ các bậc tứ trụ triều đình nhà Đinh gồm: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú… những dũng tướng mưu lược từ ngày đầu cùng Đinh Bộ Lĩnh khởi binh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

Sông Sào Khê uốn lượn dưới chân các dãy núi đá vôi và gò đất thấp, trên sườn núi Quèn Cậy có cổng Tam Quan, cổng của con đường bộ chênh vênh vắt trên các mỏm đá tai mèo hành lễ tâm linh từ Quèn Cậy đến Quèn Vài và Quèn Đền Trần.

Hiện, tỉnh Ninh Bình có mở tuyến du lịch trên sông Sào Khê qua 9 hang động xuyên núi có tên gọi khác nhau và mỗi hang có một sự tích huyền bí, thú vị. Hang Tối dài 320m, thực mục lòng hang vừa dài vừa tối lại ngoắt ngoéo quanh co khúc khuỷu. Cửa hang có mỏm đá địa mạo tự nhiên nhô ra như hình 1 cụ rùa từ trong hang bò ra, gợi tích Tràng An trường tồn vĩnh cửu. Hang Tối khác với các hang động trong các dãy núi đá vôi ta thường thấy là lòng hang mát lạnh hơn ngoài trời, ở đây nhiệt độ lại luôn cao hơn ngoài trời từ 10 đến 20 độ (được ví như phòng xông hơi khổng lồ). Ngoài trời nắng ráo, nhưng đỉnh hang nhũ đá nước nhỏ giọt xuống như mưa nặng hạt, dân gian truyền tục đấy là rồng phun châu nhả ngọc, ai xuôi thuyền vào hang càng nhận được nhiều hạt nước thần càng nhiều lộc.

Qua hang Tối là một vùng thủy diện khá rộng, nước trong xanh, cảnh trí đẹp mắt với hoa súng khoe sắc, những cặp chim le le dạn người thản nhiên bơi lội... khơi nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật cho các thế hệ tao nhân mặc khách. Cụ Nguyễn Du có để lại câu thơ: “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói tỏa, non phơi bóng vàng”. Người xưa còn gọi là thung lũng hang Sáng là thung lũng Tứ Quý, đầu mối của 4 cửa hang theo thế lưỡng nghi sinh tứ tượng. Bốn cửa hang gồm: Hang Tối, hang Sáng, hang Ba Giọt và hang Seo.

Hang Sáng dài 100m có hình chữ S địa đồ Việt Nam, từ tâm hang phóng tầm mắt ra hai đầu cửa hang giống như ta đứng trên đỉnh đèo Lăng Cô nhìn về hai đầu đất nước. Tên gọi hang Tối và hang Sáng không phải chỉ đơn thuần hang sâu thì tối, hang nông thì sáng, mà là tiền nhân thâm thúy răn dạy hậu sinh quy luật luân hồi “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.

Hang Nấu Rượu dài 250m, tích xưa kể trong lòng hang có 1 mạch nước ngầm lớn ăn sâu xuống đáy thạch động, dân địa phương thường lấy nước tại đây để chưng cất rượu gạo. Rượu có mùi thơm, vị ngon nổi tiếng nhất vùng còn được tiến vua. Hang Nấu Rượu thông thủy xuyên núi là con đường thủy độc đạo ra vào đền Trần.

ninh binh sao khe dong song mang nhieu net van hoa co
Trong lòng hang Nấu Rượu có 1 mạch nước ngầm lấy nước nấu rượu thơm ngon.

Đền Trần trên lưng núi đá vôi, từ bến nước sông Sào Khê đoạn hang Nấu Rượu leo lên và xuống tổng cộng là 350 bậc đá. Tên gọi là đền Trần, nhưng không thờ đức ông hiển thánh cùng gia thất nhà Trần ta thường gặp trong hệ thống chùa chiền ở Việt Nam mà chính thần lại thờ Quý Minh Đại Vương, Thượng Đẳng Thần truyền thuyết ngài là một võ tướng từ thời Hùng Vương thứ 18, khi sống chung quân ái quốc - chết hiển thánh linh thiêng.

Khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước lên ngôi hoàng đế thế kỷ X đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nhà vua cho xây dựng 4 ngôi đền thiêng theo thuyết phong thủy tứ tượng sinh bát quái ở 4 cửa thành, để nhờ cậy uy linh tiền nhân phù hộ che chở, trấn trạch hoàng thành, mong “quốc thái, dân an, vũ điều, phong thuận”.

Năm 1258, Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông khi hoằng dương tu hành tại đây, ngài cho trùng tu xây dựng lại đền Trần, thay thế vật liệu xây dựng từ gỗ rừng sang đá xanh nguyên khối lấy từ núi Nhồi (Thanh Hóa), dựng 12 cột đá dầm xà ngưỡng ngạch, hiên lợp bằng đá phiến, bên trong được cuốn vòm vật liệu chủ yếu là vôi, mật mía và giấy bạc, mái lát bằng gạch thất cải chữ công. Cuối thế kỷ XIX đầu XX đền được trùng tu thêm một lớp vôi vữa xi măng, nét kiến trúc ấy còn giữ đến ngày nay. Trước cửa đền Trần là 54ha rừng nguyên sinh, nhiều cây si rừng hàng ngàn năm tuổi và có nhiều hoang thú sinh trưởng như Phượng Hoàng đất có bầy đàn khá đông.

Hang Ba Giọt dài 200m, còn có hình cụ rùa trên lưng đội ngọn nến, gắn liền với câu chuyện tình chung thủy. Chuyện kể rằng: Đất Hoa Lư có chàng trai tuấn tú đã hứa hôn cùng một cô gái làng xinh đẹp “trai tài gái sắc”, tưởng thành vợ thành chồng, nhưng không ngờ đến ngày hôn lễ, thì bất ưng triều đình triệu nàng vào cung để gả bán cho một lãnh chúa nước láng giềng nhằm tránh cuộc đao binh lân bang. Chàng trai đã vô cùng đau khổ, thương tiếc mối tình đầu vào hang đá này thắp trên lưng cụ rùa đá 1 ngọn nến rồi khóc than thâu đêm suốt sáng, cầu nguyện cho chuyện tình của các đôi lứa trần gian không bị lìa tan. Chàng khóc mãi, khi dòng nước mắt của chàng chảy thành dòng nước thứ ba trong lòng hang thì gọi tên hang là Ba Giọt (vào mồng một hôm rằm trời quang mây tạnh, mắt thường có thể nhìn rõ 3 dòng lưu thủy có màu sắc khác nhau cùng chảy ra cửa hang. Nơi chàng trai đặt sính lễ có tên là hang Sính, nơi chàng trai tắm gội trước khi quyên sinh tên gọi là hang Ao Trai, nơi chàng trai tuẫn tiết gọi là hang Si.

Hang Trần dài 250m và thung lũng Trần gắn liền với lịch sử hào hùng của nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3. Khi ấy, trước sức mạnh của quân Nguyên - Mông, Trần Triều đã lui binh chiến lược để kháng chiến. Thực hiện mưu lược vườn không nhà trống, đã di dời từ hoàng thành Thăng Long về lại Hoa Lư xây dựng căn cứ địa lấy núi làm thành, lấy sông làm hào và hang động là nơi ém quân, đã làm nên chiến thắng phá cường định, thắng quân Nguyên - Mông vẻ vang nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hang Quy Hậu dài 100m là hang động không cần đèn đuốc có thể phóng tầm mắt từ đầu hang đến cuối hang. Truyền tục, thiên nhiên ban cho con người một chiếc ống nhòm “siêu” lớn nhìn xuyên qua bóng tối, có giá trị giáo dục nhân loại: Không gì khó, có nghị lực ta có thể từ hiện tại nhìn thấu suốt tương lai.

ninh binh sao khe dong song mang nhieu net van hoa co
Bến nước Sao Khê có nhiều ngôi đền cổ đại thờ quan khai quốc công thần từ thời nhà Đinh.

Trong số 31 thung lũng có thung Phủ Khống. “Khống” là nơi khống chế cửa ải phía Tây Nam của nhà Đinh. Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà vì bị thuộc hạ mưu sát, triều đình cho đúc 100 cỗ áo quan bằng đồng, trong đó có 1 cỗ để hài cốt nhà vua. Khi ấy, trong triều có 7 vị quan đại thần tự tay khâm liệm nhà vua rồi đưa 100 quan tài ra khỏi cung, đưa đi an táng theo 4 hướng. Sau khi an táng xong, 7 vị quan trung thần đã chung nhau uống chén rượu độc, tuẫn tiết mang theo tấm lòng trung quân và bí mật của lăng mộ vua Đinh (nay chưa biết lăng mộ chính thức của Đinh Tiên Hoàng ở đâu).

ninh binh sao khe dong song mang nhieu net van hoa co
Cây thị cổ thụ một cành ra hai loại quả khác nhau, một loại quả to tròn có hạt một loại quả nhỏ dẹt không có hạt.

Cảm kích nghĩa khí của bậc quân vương, vị quan đầu triều trấn ải phía Nam là Đinh Công Tiết Chế đã cho lập bát hương trên một phiến đá bên mép nước sông Sào Khê và trồng bên cạnh một cây thị, hàng ngày đến bữa, ông đưa mâm cơm ra cúng tiến 7 vị quan tuẫn tiết nói trên. Cây thị sinh trưởng nhanh, kỳ lạ khác với cây thị thông thường, nó một cành mà ra hai loại quả khác nhau, một loại quả to tròn có hạt một loại quả nhỏ dẹt không có hạt, thị chín rộ đúng vào ngày giỗ vua Đinh Tiên Hoàng rằm tháng tám thường niên và trên ngọn cây thường ra hoa trái vụ. Cây thị trồng từ ngày đó nay không còn nữa do vòng đời cây cối có hạn, nhưng ngay thổ đất ấy tự mọc lên một cây thị mới tuổi cây chưa rõ bao trăm năm cũng có đặc tính y như cây thị mẹ.

Thiên Phúc Tự (chùa Báo Hiếu) người dân quen gọi là chùa Báo Hiếu, nhưng thực tế không phải là nơi tu hành tín ngưỡng tôn giáo mà thuộc hệ công trình đền miếu, đền thờ nghĩa sỹ tử trận, đồng loại tử nạn các thời kỳ lịch sử. Đền như đài tưởng niệm vinh danh nghĩa sỹ, liệt sỹ trong trận mạc không phân biệt vương triều… nét văn hóa từ bi của người Việt cầu mong liệt nam, liệt nữ nghĩa hiệp vong thân siêu sinh - tịnh độ.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khánh Hòa: Tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh với 12 hạng mục

    (Xây dựng) - Cục Di sản văn hóa đã đồng ý thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh bao gồm 12 hạng mục. Ngoài ra, việc tu bổ, tôn tạo phải ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới.

  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

Xem thêm
  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

    09:29 | 19/07/2024
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Lễ hội văn hóa - ẩm thực gọi mời du khách về với biển Quảng Trị

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng - Taste of Sunland". Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị năm 2024.

    13:09 | 13/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load