Thứ ba 05/11/2024 13:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ninh Bình: Khánh thành một số công trình kỷ niệm 200 năm danh xưng và 30 năm tái lập tỉnh

06:29 | 02/03/2022

(Xây dựng) - Chiều 01/3, tại thành phố Ninh Bình, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình tổ chức họp báo tuyên truyền kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022).

Ninh Bình: Khánh thành một số công trình kỷ niệm 200 năm danh xưng và 30 năm tái lập tỉnh
Toàn cảnh buổi Họp báo tuyên truyền kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh.

Kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022), trong tháng 3/2022, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động tri ân, lịch sử, văn hoá, thể thao, du lịch và các công trình chào mừng... Trong đó, sẽ khánh thành công trình xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 6 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình.

Nhân dịp này sẽ có các công trình được lựa chọn để khởi công, động thổ (trong tháng 3/2022) như: Xây dựng tuyến đường T21 giai đoạn I; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông – Tây tỉnh Ninh Bình, giai đoạn I; Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại Khu công nghiệp Khánh Phú. Các công trình được khánh thành và gắn biển chào mừng như: Xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 6 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình; Nhà máy đúc thép công nghệ cao Ninh Bình tại Khu công nghiệp Khánh Phú…

Theo Ban tổ chức, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức để kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh bình (1822-2022) và 30 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022). Trong đó, lễ kỷ niệm được dự kiến tổ chức vào tối 27/3/2022, dự kiến truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam và Truyền hình Ninh Bình.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Bùi Mai Hoa - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết: Qua các tài liệu của Viện Sử học và các nhà nghiên cứu, danh xưng Ninh Bình chính thức có từ năm 1822 (năm Minh Mệnh thứ ba) đến nay tròn 200 năm. Nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hoá của quê hương và con người Ninh Bình, các hoạt động kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh sẽ khơi dậy niềm tin tưởng, tự hào về sự lãnh đạo của Đảng, thành tựu đổi mới của quê hương. Qua đó, tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng của quê hương Ninh Bình.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm sẽ diễn ra chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình; Hội thảo khoa học “Ninh Bình – 30 năm đổi mới, sáng tạo và phát triển”, “Ninh Bình trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp đổi mới”; Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình và Hội chợ triển lãm Công thương và sản phẩm OCOP Ninh Bình năm 2022…

Được biết, Ninh Bình là địa phương có địa hình rất đa dạng kết hợp hài hoà giữa rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và duyên hải, với 3/4 diện tích là đồi núi. Nằm ở vùng cực Nam của đồng bằng sông Hồng – vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam, Ninh Bình là vùng đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, giàu truyền thống lịch sử văn hoá, là mảnh đất thiêng, từng là kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta, nơi phát tích của ba vương triều: Đinh, Tiền Lê và Lý.

Đặc biệt, năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Cũng nhân dịp này, Ninh Bình quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh của Ninh Bình nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load