Thứ tư 01/01/2025 23:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Những linh vật quý giá của Việt Nam

09:12 | 30/10/2015

27 linh vật độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau như vàng, đồng, gỗ... vừa được đưa ra triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, sáng 28/10.

Linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. Trong ảnh là hình tượng rồng trên ấn "Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo" được làm bằng vàng, có từ thời Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 7 (1847). Tượng rồng nằm trong bộ sưu tập thời cung đình nhà Nguyễn.

Tượng si vẫn (con kìm) được làm bằng đất nung có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Theo truyền thuyết si vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đạp sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Ở Việt Nam, si vẫn được còn được gọi với tục danh "con kìm", trong nhiều hình thức khác nhau như hình đầu rồng, hình rồng, hình cá...

   

Hình tượng rồng được làm bằng vàng, thế kỷ 19 - 20. Đây là một trong những cổ vật quý giá nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn.

Sư tử (lân chầu) được làm bằng gỗ sơn thếp có từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.

Hình nghê được làm bằng gốm men lục, trắng. Có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Nghê (hay ngao) là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu Việt Nam.

Tượng long mã được làm bằng đồng, có từ thời Nguyễn thế kỷ 19 - 20.

Tượng sư tử chầu, làm bằng đất nung, thời Lý (thế kỷ 11 - 13).

Tượng voi được làm bằng đá cát, có từ thời văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 10. Cổ vật được khai quật tại Trà Kiệu, Duy Xuyên (Quảng Nam).

Đỉnh "Ngũ Sư hí cầu" (thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20) có nghĩa là 5 con sư tử đang nô đùa với quả cầu, là biểu tượng của thái bình thịnh trị, được thể hiện khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

Hình tứ linh long, lân, quy, phượng trên trang trí nắp lồng ấp được làm bằng vàng có từ thế kỷ 19 - 20. Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn.

Bồ lao trên quai chuông chùa Thanh Long (Thái Bình) được làm bằng đồng, có từ thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772). Theo truyền thuyết bồ lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Bồ lao rất sợ cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo hình bồ lao, còn dùi làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Ở Việt Nam bồ lao được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu.

Mặt nghê đắp nồi ở chân lư hương, được làm bằng gốm lam xám, cổ vật có từ thời Mạc, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589). Theo điển tích xưa, nghê là con vật thích mùi hương, tính ưa ngồi một chỗ nên thường được tạc chạm dưới chân lư hương, nắp đỉnh trầm. Lư hương, đỉnh trầm xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16).

Hình phượng trên trang trí trên hộp chầu, được làm bằng chất liệu vàng có từ thời nhà Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824). Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn. Triển lãm kéo dài đến tháng 1/2016.

Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ. Ngay từ buổi đầu hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Việt cổ - chủ nhân của văn hóa Đông Sơn đã bắt đầu chọn những con vật có sức mạnh và gắn bó trong đời sống (như cá sấu - giao long, hươu...) làm vật tổ và những hiện vật được giới thiệu trong triển lãm có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn. Trong đó, chia thành nhiều nhóm: Nhóm vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, kỳ lân, hạc, uyên ương, sư tử - nghê, 12 con giáp…

 

Theo Zing.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load