Nước biển đổi màu sặc sỡ trên diện rộng, các sinh vật biển chết hàng loạt, trôi dạt trắng bờ là những hình ảnh thường gặp ở những vùng biển xảy ra hiện tượng tảo nở hoa (thủy triều đỏ).
Hình ảnh này được chụp vào tháng 10/2011, đợt tảo nở hoa tồi tệ nhất mà hồ Erie (Bắc Mỹ) từng trải qua trong nhiều thập kỉ. Nguyên nhân được cho là do mưa lớn khiến một lượng phân bón lớn từ mặt đất chảy xuống hồ, thúc đẩy sự sinh sôi của tảo cyanobacteria.
Cá chết do nhiễm độc từ hiện tượng tảo nở hoa ở hồ Erie năm 2011. Khi tảo mọc quá dày, lượng oxi trong nước sẽ giảm đi đáng kể. Cá sẽ không còn oxi để hô hấp, đồng thời không thể loại bỏ các chất thải trong cơ thể và sẽ chết.
Hiện tượng này đã khiến không ít khách du lịch và ngư dân bị đau đầu. Chất độc thường được tạo ra bởi hiện tượng tảo nở hoa là neurotoxin. Ở một liều lượng đủ cao, neurotoxin có thể sẽ khiến tim người ngừng đập, khó thở và mất trí nhớ ngắn hạn, theo Caron, một chuyên gia nghiên cứu về tảo của đại học Nam California.
Tảo nở hoa khiến nước ở vùng biển ở Devon và Cornwall (Anh) chuyển màu xanh lơ vào năm 1999.
Ảnh vệ tinh cho thấy hình ảnh vi tảo phytoplankton sinh sôi nảy nở xung quanh đảo Gotland (Thụy Điển) vào năm 2005.
Loại tảo có tên noctiluca scintillans phát triển quá nhanh đã khiến nước vùng biển Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) chuyển sang màu đỏ gạch. Ảnh do phóng viên của AP chụp ngày 10/4/2012.
Một cậu bé bơi lội trong đám tảo xanh mọc kín mặt biển Thanh Đảo (Trung Quốc) năm 2011. Suốt nhiều năm, đây là vùng biển thường xuyên phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng do tảo xanh phát triển quá nhanh.
Hai người dân khổ sở chèo thuyền giữa đám tảo ở Sào Hồ (Trung Quốc) năm 2009.
Một người dân vốc lên tay thứ nước xanh lè do nhiễm tảo ở Sào Hồ.
Một khách du lịch quay đầu vào bờ khi thấy đám tảo đỏ bao trùm bãi biển Clovelly (Sydney, Úc) hồi năm 2012.
Hồ muối ở Aksaray (Thổ Nhĩ Kỳ) đỏ như máu do tảo nở hoa tháng 7/2015.
Theo Minh Hạnh/Tiền phong
Theo