Thứ tư 11/12/2024 02:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Những công trình làm thay đổi diện mạo thành phố Thủ Đức

14:00 | 09/02/2024

(Xây dựng) - Thành phố Thủ Đức, TP.HCM là “thành phố trong thành phố” đầu tiên của cả nước được thành lập vào ngày 01/01/2021 theo Nghị quyết 1111/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau 3 năm thành lập, cơ sở hạ tầng tại TP Thủ Đức có nhiều thay đổi; nhiều công trình đã và đang được hoàn thành góp phần giúp thành phố phát triển nhanh chóng.

Những công trình làm thay đổi diện mạo thành phố Thủ Đức
Cầu Thủ Thiêm 2 thông xe vào cuối tháng 4/2023, đến giữa tháng 6/2023 được đổi tên thành cầu Ba Son.

Ngày 16/12/2023, cầu Long Đại nối phường Long Bình và Long Phước của TP Thủ Đức, TP.HCM bắc qua sông Tắc (nhánh của sông Đồng Nai) chính thức thông xe kết nối giao thông cho khu vực. Người dân không phải đi đường vòng xa hơn 10 km hay phải dùng ghe xuồng để qua sông, rút ngắn quãng đường chỉ còn 500 m.

Cầu Long Đại có chiều dài 765 m, rộng 14 m, tổng mức đầu tư 354 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 65,7 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 181 tỷ đồng.

Ngày 23/12/2023, UBND TP Thủ Đức khánh thành công viên bờ sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức, TP.HCM). Công viên có nhiều hạng mục, trong đó điểm nhấn đặc sắc là cánh đồng hoa hướng dương.

Công viên có nhiều hạng mục như cánh đồng hướng dương, khuôn viên sinh hoạt cộng đồng, sân sinh hoạt cộng đồng đa năng. Bến cầu tàu, chuỗi bè nổi thủy sinh, công viên đá, công viên sinh thái. Các hạng mục khác như đài phun nước, cầu đi bộ (cầu Ông Cậy được cải tạo mới)… phục vụ nhu cầu giải trí của người dân.

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng vốn đầu tư 43.700 tỷ đồng, dài 19,7 km với đoạn đi ngầm dài 2,6 km đi trên cao 17,1 km. Toàn tuyến metro số 1 có 14 nhà ga thì có tới 10 ga nằm xuyên qua TP Thủ Đức, bắt đầu từ cầu Sài Gòn chạy dọc tới depot Long Bình.

Những công trình làm thay đổi diện mạo thành phố Thủ Đức
Tuyến tàu điện metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến khai thác thương mại trong năm tới.

Dự án hiện đạt hơn 95% khối lượng, đang thi công các hạng mục cuối song song với việc chạy thử tàu cùng toàn bộ hệ thống liên quan như vận hành tự động, bảo vệ, giám sát đoàn tàu kết hợp hệ thống thiết bị tại nhà ga. Tuyến metro số 1 khi đưa vào khai thác sẽ chở lượng lớn hành khách từ TP Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai ra vào trung tâm TP.HCM, góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ.

Cầu Thủ Thiêm 2 có vai trò quan trọng với giao thông TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung khi kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) với trung tâm thành phố.

Cây cầu này cũng giúp liên kết mạng lưới giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, giải quyết được một phần bức bách nâng cấp hạ tầng cơ sở trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bến xe Miền Đông mới có diện tích 16 ha, nằm trên đường Hoàng Hữu Nam, TP Thủ Đức, TP.HCM. Đây là bến xe lớn nhất nước (tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng), được đưa vào khai thác tháng 10/2020.

Bến xe Miền Đông mới khi hoạt động được kỳ vọng sẽ là đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thống giao thông vận tải của thành phố kết nối các tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load